Chứng tăng sắc tố da là gì – Dấu hiệu nhận biết

5 phút đọc
Xem thêm

Chứng tăng sắc tố làm xuất hiện nhiều vết thâm đen rõ rệt trên da mặt, cánh tay, tại các vùng cơ thể - những nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Dấu Hiệu & Triệu Chứng

CHỨNG TĂNG SẮC TỐ DA LÀ GÌ? TẠI SAO TĂNG SẮC TỐ?

Chứng da tăng sắc tố gây ra những mảng da sậm màu, phẳng với nhiều kích cỡ và màu sắc

Chứng tăng sắc tố da xuất hiện khi lượng sắc tố melanin được sản sinh quá mức tại những điểm nhất định trên da.

Chứng tăng sắc tố da gây ra những mảng sậm màu và phẳng trên da, có màu nâu nhạt hoặc đen và có kích thước và hình dạng khác nhau.

>>> Xem thêm: Sắc tố melanin là gì - Phân loại, nguồn gốc, vai trò và cách kiểm soát

Tàn nhang do phơi nắng, thường xuất hiện trên vùng mặt

Chứng tăng sắc tố da có nhiều dạng, phổ biến nhất là các dạng sau:

Các đốm sắc tố như đốm đồi mồi do phơi nắng. Chúng xuất hiện chủ yếu trên các vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, bàn tay hoặc cánh tay. Các vùng da này thường có những mảng nhỏ sậm màu trên da.

Nám hay tàn nhang thường được gọi là "mặt nạ của thai kỳ", do chúng ảnh hướng đến 90% phụ nữ mang thai. Các vệt này xuất hiện do các tác nhân làm thay đổi nội tiết tố như thai kỳ hay việc sử dụng thuốc ngừa thai. Chúng gây ra những vùng da sậm màu có hình dáng bất thường trên vùng mặt hoặc cánh tay. Những vệt da thâm này thường khá lớn.

>>> Xem thêm: 8 nguyên nhân gây nám da phổ biến ở phụ nữ

Tăng sắc tố da sau nhiễm khuẩn hay viêm xuất hiện khi các tổn thương da lành đi, để lại các vùng da sậm màu. Tiệu chứng thường xuất hiện sau khi lành mụn, hoặc sau các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ như mài mòn da lành sẹo, điều trị bằng laser và lột da bằng hóa chất.

Nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây ra các mảng sậm màu trên da như nốt ruồi, sẹo, bớt, chứng dày sừng do quang hóa và ung thư da. Tuy nhiên chúng không được xem là chứng tăng sắc tố da.Hãy hỏi ý kiến bác sĩ da liễu hoặc dược sĩ nếu bạn thấy lo lắng về các nốt thâm trên da, khi chúng mới xuất hiện, chảy máu, ngứa, hoặc thay đổi màu sắc hay kích thước.

Attention

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ da liễu hoặc dược sĩ nếu bạn thấy lo lắng về các vết sậm màu trên da, khi chúng mới xuất hiện, chảy máu, ngứa, hoặc thay đổi màu sắc hay kích thước.

Nguyên Nhân & Điều Kiện Bộc Phát

NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHỨNG TĂNG SẮC TỐ VÀ CÁC ĐỐM MÀU?

Chứng tăng sắc tố là do cơ thể sản sinh quá nhiều melanin - sắc tố tạo màu sắc tự nhiên do da, tóc và mắt của chúng ta - trên những mảng da nhất định. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sản sinh dư thừa melanin, nhưng các nhân tố chính thường liên quan đến việc tiếp xúc ánh nắng, yếu tố di truyền, tuổi tác, các tác nhân ảnh hưởng nội tiết tố, tổn thương da hay viêm nhiễm. Tìm hiểu thêm về nguyên nhân của chứng da tăng sắc tố.

Các Nhân Tố Tác Động

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CHÍNH

Ánh nắng mặt trời kích thích việc sản sinh melanin, làm cho nó trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng tăng sắc tố da.

Phơi nắng là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng da tăng sắc tố, vì ngay từ đầu ánh nắng mặt trời có thể kích thích sản sinh melanin. Melanin đóng vai trò như một lớp kem chống nắng cho da và bảo vệ bạn khỏi tia cực tím có hại, làm cho da bạn trở nên rám nắng. Tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây rối loạn quá trình này, dẫn đến chứng tăng sắc tố da.

Khi các đốm màu xuất hiện, việc phơi nắng có thể kích thích các đốm này nhiều hơn qua việc làm cho các đốm tàn nhang,đốm lão hóa, vết nám hay đốm tăng sắc tố sau viêm càng sẫm màu hơn.

>>> Xem thêm: 6 nguyên nhân gây nám tàn nhang ở phụ nữ và phương pháp điều trị

Tăng sắc tố da ở môi trên có thể xuất hiện do thay đổi nội tiết tố.

Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng, mặc quần áo chống nắng và sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF cao có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc chứng tăng sắc tố da, và ngăn ngừa các đốm màu trên da phát triển trầm trọng hơn.

Các tác nhân ảnh hưởng nội tiết tố là nguyên nhân chính của một dạng tăng sắc tố da, nám và tàn nhang. Dạng này tồn tại phổ biến đối với phụ nữ  vì nó được cho rằng chỉ xuất hiện khi các nội tiết tố nữ oestrogen và progesterone kích thích quá trình sản sinh melanin quá mức khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

>>> Xem thêm: Da bị nám nhẹ là do đâu? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi nám mới xuất hiện

Nám da - một dạng tăng sắc tố do ảnh hưởng nội tiết tố - xuất hiện ở khoảng 90% phụ nữ mang thai.

Nám da xuất hiện chủ yếu do nội tiết tố nữ. Vì nó ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai nên còn được gọi là "mặt nạ của thai kỳ". Nám da thường xuất hiện phổ biến ở những người có da sậm màu.

Chứng tăng sắc tố da cũng là triệu chứng của một số bệnh chẳng hạn như bệnh tự miễn dịch hay tiêu hóa , rối loạn chuyển hóa và thiếu hụt vitamin. Tăng sắc tố da cũng có thể là tác dụng phụ của việc điều trị nội tiết tố, hóa trị, kháng sinh, thuốc trị sốt rét, thuốc chống co giật, và một số dược phẩm khác.

>>> Xem thêm: Các loại nám da thường gặp: Đặc điểm và nguyên nhân hình thành nám da

Vài loại bệnh và dược phẩm nhất định có thể gây ra chứng tăng sắc tố da.

Viêm da tiếp xúc do thuốc nhuộm henna hay xăm hình có thể dẫn đến bội tăng sắc tố da.

Vài công việc hay nghề nghiệp nhất định cũng có thể dẫn đến chứng tăng sắc tố da do nguy cơ phơi nhiễm dưới ánh nắng hoặc các loại hóa chất. Những người bị tăng nguy cơ mắc chứng này bao gồm người làm vườn, công nhân làm nhựa đường, và những người làm trong xưởng chế nước hoa hay tiệm làm bánh.

Như tên gọi của nó,  tình trạng tăng sắc tố da sau viêm xuất hiện sau khi da bị tổn thương hoặc viêm như đứt tay, phỏng, tiếp xúc với hóa chất, mụn, chàm hay Vẩy nến. Da bị tăng sắc tố  xả y ra khi làn da bị sậm màu và đổi màu sau khi vết thương đã lành lại.

Giải Pháp

BẠN CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ CHỨNG TĂNG SẮC TỐ DA?

Điều trị ngoài da - Các phương pháp chống tăng sắc tố da

Lột da bằng hóa chất là một cách để loại bỏ vùng da tăng sắc tố và cho thấy một vùng da mới với sắc tố cân bằng hơn.

Lột da bằng hóa chất là việc sử dụng chất có tính axit lên mặt, tay hoặc chân để loại bỏ lớp da bề mặt. Các hóa chất này làm lột ra, để lộ ra một lớp da mới và có sắc tố cân bằng bên dưới.

Liệu pháp laser có tác dụng tương tự, nhưng có mức độ chính xác cao hơn khi bác sĩ da liễu có thể kiểm soát cường độ của việc điều trị. Với liệu pháp này, tia laser được dùng để "đốt" bỏ vùng da bị ảnh hưởng. Cường độ tia nhẹ nhất được dùng cho lớp biểu bì của da (lớp bề mặt), và các tia có cường độ cao hơn được dùng để loại bỏ các lớp da sâu hơn bên dưới da.

>>> Xem thêm: 6 nguyên nhân gây nám tàn nhang ở phụ nữ và phương pháp điều trị

Điều trị bằng laser cho tác dụng tương tự như lột da bằng hóa chất, nhưng có thể thực hiện với mức độ chính xác cao hơn.

Các phương pháp trị liệu này có thế rất hiệu quả đối với chứng tăng sắc tố da, nhưng có chi phí cao và có thể gây xâm lấn da. Và bởi vì chúng gây kích thích, viêm da thậm chí là làm bỏng da, nên các liệu pháp này lại dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da sau viêm, đặc biệt đối với những người có da sậm màu.

Một số lựa chọn khác

Trong những năm gần đây, một số sản phẩm chăm sóc da xuất hiện trên thị trường và khẳng định có thể giảm chứng tăng sắc tố da. Các sản phẩm này dựa trên các hoạt chất sau để giảm việc tiết melanin và giảm sự xuất hiện của các vết sậm màu

  • Cho đến gần đây, hydroquinone hay hydrochinone là những hoạt chất mạnh mẽ nhất trong việc điều trị chứng tăng sắc tố da. Nó vẫn đang được dùng trong các loại thuốc không kê đơn nhưng chỉ với hàm lượng dưới 2%. Hydroquinone cũng có thể gây ra tăng sắc tố da sau viêm vì nó gây kích ứng da.
  • Arbutin là nguồn gốc thiên nhiên của hydroquinone, và là một trong những thành phần chính được sử dụng trong các sản phẩm làm trắng da ở châu Á. Nó không có tác dụng mạnh như hydroquinone được sản xuất công nghiệp, nhưng cũng có những lo ngại về tính an toàn của nó.

>>> Xem thêm: Dùng serum hay kem trị nám hiệu quả hơn? Review các sản phẩm trị nám tốt nhất đến từ Đức

Một số loai kem mới trị tăng sắc tố da đáng chú ý trong những năm gần đây.
Vài sản phẩm chăm sóc da trị chứng tăng sắc tố có thể sử dụng trên mặt và cơ thể.
  • ŸŸAxit Kojic là một sản phẩm phụ của quá trình lên men khi làm rượu gạo hay rượu sakê Nhật Bản. Axit Kojic được xem là một lựa chọn thiên nhiên tương đối an toàn, tuy nhiên nó lại là một chất ức chế khá yếu đối với quá trình sản sinh melanin. Nhiều quốc gia đã cấm sử dụng axit Kojic.
  • ŸCác dẫn xuất của vitamin C đã cho thấy hiệu quả tương đối trong điều trị tăng sắc tố da. Chúng được sử dụng kết hợp với nhiều hoạt chất khác.
  • ŸŸCác dẫn xuất của axit Retinoid cũng cho thấy hiệu quả khi điều trị tăng sắc tố da. Nhưng đồng thời nó có thể gây kích ứng da và làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, từ đó dĩ nhiên làm chứng tăng sắc tố da càng tệ hơn.
  • ŸAxit Azelaic cho thấy tác động gián tiếp và làm giảm chứng tăng sắc tố da. Tuy nhiên nó hầu như không có tác dụng đối với nốt ruồi và đốm lão hóa, đồng thời có thể gây kích ứng và sưng tấy da.
B-Resorcinol, hoạt chất chính trong bộ sản phẩm Eucerin White Therapy, cho thấy khả năng làm giảm sự xuất hiện của các đốm nâu.
Sử dụng kem chống nắng phổ rộng mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa chứng tăng sắc tố da.

Kiểm nghiệm cho thấy B-Resorcinol có hiệu quả cao trong việc giảm tiết ra melanin.

B-Resorcinol đã chứng minh hiệu quả lâm sàng trong việc giảm rõ rệt các vết thâm trong vòng bốn tuần. Sử dụng thường xuyên có thể cho hiệu quả còn tốt hơn. Tìm hiểu thêm về B-Resorcinol.

Nhiều người cho rằng các cách điều trị khác - như dùng dầu jojoba, nước chanh, hay thực hiện chế độ ăn không đường - cũng có hiệu quả đối với chứng tăng sắc tố da. Tuy nhiên hiện chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh cho các nhận định trên.

Dù bạn chọn cách điều trị nào, hãy luôn sử dụng kem chống nắng phổ rộng mỗi ngày để phòng ngừa chứng tăng sắc tố da.

Tìm đại lý bán lẻ