Thông tin cơ bản về peel da
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về phương pháp peel da hoá học đang được sử dụng phổ biến hiện nay:
Peel da nghĩa là gì?
Peel da là phương pháp sử dụng các hoạt chất hoá học để tác động trực tiếp vào bề mặt da, giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tế bào sừng hoá và vi khuẩn tích tụ bên trong lỗ chân lông. Điều này sẽ kích thích quá trình tái tạo da mới, ức chế lão hoá, cải thiện hiệu quả tình trạng nếp nhăn, mụn trứng cá, da chảy xệ do tuổi tác,... Nhờ đó, làn da sau peel sẽ trở nên vô cùng mịn màng, căng bóng, trẻ khoẻ. Hiện nay, phương pháp làm đẹp này đang rất được ưa chuộng và được giới chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả mang lại.
Các cấp độ peel da
Phương pháp peel da hoá học có 3 cấp độ chính:
- - Peel da nông: Đây là cấp độ peel da nhẹ nhất, chỉ tác động trên bề mặt da, giúp loại bỏ tế bào chết và kích thích đẩy mụn ẩn ra khỏi da, hoàn toàn không gây đau trong quá trình thực hiện.
- - Peel da trung bình: Peel da cấp độ này sẽ đưa hoạt chất đi sâu vào lớp biểu bì, giúp loại bỏ da chết và thúc đẩy tái tạo da mới. Do đó, da sau peel thường bật tông rõ rệt.
- - Peel da sâu: Peel da sâu là phương pháp sử dụng các chất hoá học để tác động và tầng hạ bì, có tác dụng thu nhỏ lỗ chân lông, làm giảm nếp nhăn, cải thiện thâm nám và dưỡng da trắng sáng. Loại này thường dễ gây kích ứng hoặc dẫn đến tăng sắc tố sau peel trong một vài trường hợp nhất định.
Chỉ định và chống chỉ định
Phương pháp peel da hoá học được được chỉ định và chống chỉ định với các trường hợp cụ thể như sau:
Chỉ định:
- - Người từ 18 tuổi trở lên
- - Làn da nhờn, có mụn
- - Sạm da, nám tàn nhang
- - Da có lỗ chân lông to
- - Da đang bị lão hóa
Chống chỉ định:
- - Phụ nữ mang thai
- - Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú
- - Người đang mắc các bệnh mạn tính về da như: vảy nến, chàm, lupus ban đỏ…
- - Da bị mỏng, yếu, giãn mao mạch
- - Da đang có vết thương hở
- - Người có tiền sử dị ứng với chất bảo quản hoặc các thành phần hoạt chất dùng trong peel da như: Salicylic acid, Lactic acid, Glycolic acid,...
- - Làn da nhạy cảm với ánh sáng
- - Da đang dùng Isotretinoin trong vòng 6 tháng gần đây
- - Có cơ địa dễ hình thành sẹo lõm, sẹo lồi,...
- - Người mắc bệnh tim, gan, thận.
>>> Xem thêm: Peel da tại nhà và những điều bạn cần lưu ý
Peel da là phương pháp làm đẹp đang rất được ưa chuộng (Nguồn: Internet)
Da bị tăng sắc tố sau peel là gì? Do đâu?
Da bị tăng sắc tố sau peel có thể xuất phát từ 3 nguyên nhân sau đây:
- - Tăng sắc tố da sau peel do da bị quá tải: Như đã chia sẻ, peel da gồm có 3 cấp độ là peel nông, peel trung bình và peel sâu. Một số trường hợp peel sâu bị bong tróc, tăng sắc tố da do da bị quá tải. Vì vậy, nếu peel da tại nhà, bạn chỉ nên ưu tiên peel da nông để đảm bảo an toàn. Hai cấp độ còn lại chỉ được thực hiện khi được bác sĩ da liễu chỉ định, với quy trình peel đúng chuẩn y khoa.
- - Chăm sóc da sau peel sai cách: Da bị tăng sắc tố sau peel cũng có thể do chăm sóc da sai cách. Sau peel, da thường trở nên vô cùng nhạy cảm, dễ kích ứng, tổn thương, cần một chu trình skincare chuyên biệt để đảm bảo phục hồi da tốt. Lời khuyên dành cho bạn là nên kết hợp sử dụng các sản phẩm phục hồi da chuyên sâu và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để bảo vệ da tối ưu.
- - Chọn lựa sản phẩm peel da không đảm bảo chất lượng: Việc sử dụng các sản phẩm peel da không có nguồn gốc rõ ràng, kém chất lượng, nồng độ axit, nồng độ peel cao,... cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tăng sắc tố da, thậm chí gây bỏng. Vì vậy, điều quan trọng khi peel là cần dùng mỹ phẩm chính hãng, được bác sĩ da liễu khuyên dùng để đảm bảo an toàn.
>> Xem thêm: Vì sao tăng sắc tố sau laser? Cách điều trị hiệu quả
Tình trạng da bị tăng sắc tố sau peel do nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn: Internet)
Cách điều trị tăng sắc tố da sau peel
Điều trị da bị tăng sắc tố sau peel gồm có hai phương pháp chính, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một trong hai hoặc kết hợp cả hai để đạt hiệu quả tối, ưu cụ thể như sau:
Điều trị da tăng sắc tố sau peel bằng thuốc bôi
Công thức thành phần các thuốc bôi điều trị tăng sắc tố da sau peel sẽ tác động trực tiếp đến tyrosinase (một loại enzyme có trong melanocytes, kích thích da sản sinh sắc tố melanin), ức chế sản sinh hắc sắc tố và ngăn chặn da đổi màu. Những loại thuốc thường được sử dụng phổ biến bao gồm:
- - Thiamidol: Thiamidol có khả năng ức chế enzyme Tyrosinase, giảm sự sản xuất hắc tố Melanin, từ đó Melanin từ đáy cấu trúc da sẽ được di chuyển lên trên bề mặt, làm mờ các đốm sắc tố dần theo thời gian. Bên cạnh đó, Thiamidol còn có tác dụng ngăn ngừa sự quay trở lại của các đốm sắc tố vô cùng hiệu quả.
- - Hydroquinone: Hydroquinone đã được sử dụng trong hơn 50 năm qua, được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị tăng sắc tố da. Đây đồng thời cũng là sản phẩm dưỡng sáng da duy nhất được Cục Quản lý dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép. Công thức thuốc bao gồm: chất chống oxy hóa, Retinoid và Axit Hydroxyl. Tuy nhiên, HYDROQUINONE có thể gây kích ứng hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng hơn ở một số người khi sử dụng liều lượng cao.
- - Axit Azelaic: Thành phần có tác dụng điều trị mụn trứng cá, cũng đã được chứng minh về hiệu quả điều trị tăng sắc tố sau viêm do mụn. Một số nghiên cứu cho rằng, Axit Azelaic mang lại hiệu quả tương tự như Hydroquinone 4%, nhưng không có tác dụng phụ như hoạt chất này.
- - Niacinamide: Niacinamide là một dạng chất Niacin (Vitamin B3), mang lại hiệu quả cao trong điều trị tăng sắc tố, bao gồm nám da, tăng sắc tố sau peel, phi kim. Hoạt chất này không tác động lên tyrosinase, thay vào đó sẽ ngăn chặn sự chuyển giao hắc tố melanin đến keratinocytes (tế bào ở lớp ngoài cùng của da), giúp cải thiện da trắng sáng. Đặc biệt, Niacinamide ít khi gây ra tác dụng phụ, nếu có cũng thường rất nhẹ.
- - Axit Mandelic: Axit Mandelic là một dạng AHA điều chế từ hạnh nhân, được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh về da, bao gồm tình trạng tăng sắc tố sau peel. Hoạt chất này thường dùng kết hợp với Axit Salicylic, hoạt động tương tự như một lớp mặt nạ, được chứng minh có hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn so với Axit Glycolic.
- - Axit Kojic: Dẫn xuất tự nhiên của nấm, phát huy hiệu quả tương tự như Hydroquinone, có thể thêm vào công thức chứa Hydroquinone và Axit Glycolic để mang đến tác dụng tốt hơn. Thành phần này cũng có khả năng gây viêm da tiếp xúc.
>>> Xem thêm: Cách làm giảm sắc tố melanin trong da hiệu quả
Điều trị tăng sắc tố da sau peel theo chỉ định của bác sĩ da liễu (Nguồn: Internet)
Điều trị tăng sắc tố sau peel bằng phương pháp chữa trị không xâm lấn
Phương pháp này kết hợp đồng thời thuốc bôi, điều trị không xâm lấn (mài da vi điểm, lột da nông) và điều trị xâm lấn (tái tạo da bằng laser, sử dụng công nghệ ánh sáng cường độ cao (IPL), peel da hóa học cấp độ trung bình đến sâu). Thông qua đó, làn da sẽ được cải thiện một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Đối với các kỹ thuật xâm lấn, điều quan trọng là phải thực hiện cẩn thận theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng như: viêm sưng, tăng sắc tố nặng hơn, phá vỡ sợi nhánh, dẫn đến tổn thương da,...
Cách phòng ngừa da bị tăng sắc tố sau peel
Để tránh tình trạng da bị tăng sắc tố sau peel, Eucerin khuyên bạn nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả sau đây:
- - Vệ sinh da thường xuyên bằng sữa rửa mặt lành tính, dịu nhẹ, không chứa thành phần chất tẩy.
- - Sử dụng nước lạnh khi rửa mặt
- - Có thể dùng thêm xịt khoáng dịu nhẹ để cấp ẩm, tránh xảy ra tình trạng rát da.
- - Cấp ẩm và dưỡng ẩm đều đặn hàng ngày cho da sau peel.
- - Sử dụng kem chống nắng phù hợp với loại da và tình trạng da, ưu tiên chọn sản phẩm có SPF > 35 và PA+++ để bảo vệ toàn diện cho làn da sau peel.
- - Không nên trang điểm trong những ngày đầu sau peel da để tránh kích ứng và tăng sắc tố.
- - Đắp mặt nạ và kem dưỡng phục hồi dịu nhẹ, lành tính để đẩy nhanh tốc độ làm lành các tổn thương trên da, đẩy nhanh quá trình tái tạo da cũng như ngăn tăng sắc tố.
>>> Xem thêm: Bị Tăng Sắc Tố Da Kiêng Ăn Gì?
Chăm sóc da đúng cách sau peel để ngăn ngừa tình trạng da bị tăng sắc tố (Nguồn: Internet)
Cách làm mờ sắc tố an toàn, hiệu quả với sản phẩm từ Eucerin
Tinh chất trị thâm nám và dưỡng sáng da Booster Serum là dòng serum chuyên biệt dành cho tình trạng da nám, tàn nhang và đốm sắc tố. Sản phẩm chứa công thức đột phá mới, với sự kết hợp của hoạt chất độc quyền nồng độ cao Thiamidol và Licochalcone A. Quá trình sử dụng đều đặn giúp cải thiện làn da sạm màu, thâm nám, nuôi dưỡng da sáng mịn và ngăn ngừa hiệu hình thành đốm sắc tố mới.
Thành phần:
- - Thiamidol: Ức chế hoạt động của enzyme Tyrosinase, ngăn chặn da hình thành hắc sắc tố melanin và cải thiện hiệu quả làn da đậm màu, da tăng sắc tố sau peel.
- - Pro - Brightening system: Licochalcone A chiết xuất từ rễ cây cam thảo kết hợp chất chống oxy hóa là lá chắn bảo vệ da tối ưu, ngăn ngừa hình thnahf nám.
- - Hyaluronic Acid: Dưỡng ẩm, cấp nước và cải thiện các nếp nhăn trên da.
Công dụng:
- - Cải thiện thâm nám và ngăn ngừa tình trạng nám tái phát.
- - Dưỡng sáng da sáng, đều màu và căng bóng.
- - Bảo vệ da tránh khỏi tác động của tia UV.
Cách sử dụng:
- - Sử dụng hằng ngày bao gồm buổi sáng và tối.
- - Kết hợp sử dụng kem dưỡng và kem chống nắng bảo vệ da.
Giá tham khảo: 1.459.000 VNĐ/30ml.
Serum Eucerin Booster cho da nhạy cảm (Nguồn: Eucerin)
Trên đây là bài viết chia sẻ nguyên nhân, cách điều trị tình trạng da bị tăng sắc tố sau peel và gợi ý sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt, giúp cải thiện da trắng sáng, đều màu Chúng tôi tin rằng những sản phẩm vừa cập nhật chính là giải pháp tối ưu nhất dành cho chu trình skincare hàng ngày của bạn. Đừng quên ghé ngay Eucerin để có thêm nhiều lựa chọn phù hợp cho chu trình dưỡng da của mình nhé!