Da khô sần sùi, thô ráp là tình trạng da thiếu độ ẩm và rất dễ bị bong tróc, nứt nẻ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn gây cảm giác khó chịu. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và tìm ra những phương pháp chăm sóc da giúp cải thiện tình trạng này, hãy cùng Eucerin theo dõi bài viết sau đây.
Da khô sần sùi là gì? Biểu hiện của da thô ráp, sần sùi
Da khô sần sùi, thô ráp (xerosis) là tình trạng da mất đi độ ẩm tự nhiên và rất dễ bị bong tróc, nứt nẻ. Đồng thời, tình trạng này cũng khiến da dễ bị kích ứng và nổi mụn trứng cá. Tình trạng da khô xảy ra khi da không còn đủ khả năng ngăn ngừa tình trạng thất thoát nước. Các liên kết trên bề mặt da có nhiệm vụ bảo vệ và giữ nước cho lớp hạ bì, nhưng khi chúng bị rạn nứt hoặc đứt gãy, khả năng này sẽ suy giảm. Kết quả là, da mất đi độ ẩm tự nhiên, dẫn đến tình trạng da khô ráp. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn và xuất hiện những vết nứt sâu, da lão hóa sớm.
Để nhận biết tình trạng da khô sần sùi, dưới đây là một số dấu hiệu:
-
Da không mịn màng, mềm mại.
-
Bề mặt da xù xì.
-
Có cảm giác căng quá mức.
-
Da nứt nẻ.
-
Bong tróc vảy.
-
Ngứa, rát
-
Tấy đỏ
Da thô ráp, sần sùi rất dễ bị bong tróc, nứt nẻ (Nguồn: Internet)
Nguyên nhân khiến da khô sần sùi, thô ráp
Để tránh tình trạng da khô sần sùi, việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến độ ẩm của da là rất quan trọng. Cả các yếu tố bên trong cơ thể và yếu tố bên ngoài môi trường đều có thể là nguyên nhân khiến da mất đi sự mịn màng tự nhiên của mình.
Các nhân tố bên trong khiến da khô sần sùi
Dưới đây là một nhân tố bên trong cơ thể dẫn đến tình trạng da thô ráp, sần sùi:
Cơ địa hoặc bệnh lý về da
Da khô có thể xuất hiện do thiếu hụt lipid, làm suy yếu hàng rào bảo vệ da và gây mất độ ẩm tự nhiên. Điều này dẫn đến việc da mất nước và bong tróc. Bên cạnh đó, tuyến bã nhờn hoạt động không ổn địn cũng góp phần làm da trở nên khô và sần sùi hơn. Ngoài ra, các bệnh về da như viêm da cơ địa, vẩy nến, bệnh tiểu đường,... bệnh vẩy cá là những bệnh lý thường khiến da khô sần sùi.
Chế độ ăn uống không khoa học
Cũng như bất kì cơ quan nào khác, da cần có một lượng dưỡng chất quan trọng như dầu thực vật và vitamin C, vitamin E,... để hoạt động bình thường. Việc ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng có thể làm nguy cơ khô da. Chế độ ăn uống không lành mạnh, bao gồm thực phẩm giàu đường, cay nóng hoặc chứa nhiều dầu mỡ, cũng góp phần làm da khô và kích thích sản xuất bã nhờn, khiến lỗ chân lông to ra và có thể xuất hiện mụn đỏ cùng các nốt sần nhỏ.
Ngoài ra, cơ thể chúng ta chứa đến 64% nước. Quá trình cấp nước cho da phụ thuộc vào sự cân bằng nước trong cơ thể. không duy trì đủ lượng nước cần thiết, cơ thể sẽ giảm lượng độ ẩm cho da, làm dòng chảy tự nhiên qua da bị chậm đi, từ đó góp phần làm da khô. Sự thiếu hụt này còn ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, làm giảm lượng oxy và dưỡng chất đến da, khiến da trở nên khô và mất đi sức sống.
Căng thẳng, stress
Da là cơ quan có sự liên kết chặt chẽ với hệ thần kinh, vì vậy các phản ứng cảm xúc như sợ hãi, phấn khích hoặc xấu hổ đều có thể biểu hiện qua da. Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn có thể gây hại cho da, làm suy yếu hàng rào bảo vệ da và làm chậm quá trình tái tạo, phục hồi da.
Di truyền
Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến độ ẩm trong da. Một số người có làn da dầu và một số người có làn da khô, và các loại da này có thể được định hình do yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, người có làn da sáng thường dễ bị khô da hơn người có da sẫm màu.
Tuổi tác
Khi chúng ta già đi, khả năng tiết mồ hôi và lipid của da sẽ giảm đi do sự suy giảm chức năng của các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn dưới da. Tương tự, lượng nước trong da và khả năng giữ nước cũng bị suy giảm. Các nhân tố này dẫn đến khô da, từ đó dẫn đến lão hóa da và hình thành nếp nhăn. Thuật ngữ chung cho tình trạng này là khô da do lão hóa.
Thay đổi nội tiết tố
Các thay đổi nội tiết tố nhất định, cụ thể như estrogen và testosterone có thể tác động đến độ ẩm trong da và nồng độ lipid. Các biểu hiện thường rõ ràng hơn sau khi mãn kinh hoặc khi đang mang thai.
Các nhân tố bên trong như nội tiết, stress có thể khiến da khô sần sùi, da thô ráp (Nguồn: Internet)
Các nhân tố bên ngoài khiến da khô sần sùi
Có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động lên da khiến da khô sần sùi và thô ráp.
Tác động từ thời tiết
Thời tiết có thể gây ra nhiều vấn đề cho làn da, đặc biệt là làm tăng nguy cơ da khô sần sùi, thô ráp và nứt nẻ. Trong mùa đông, cái lạnh có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của da, khiến da trở nên khô và dễ bị tổn thương hơn. Mùa hè mang lại nguy cơ khác khi tia UV và nhiệt độ cao làm da cháy nắng và mất nước.
Ngoài ra, ô nhiễm và điều kiện khí hậu khắc nghiệt cũng làm suy yếu lớp biểu bì, giảm khả năng giữ nước và chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường, dẫn đến tình trạng da khô và kích ứng.
Chăm sóc da không đúng cách
Một số thói quen không tốt trong chăm sóc da có thể dẫn đến các vấn đề như da khô, dị ứng và viêm nhiễm. Đây là một số điểm cần lưu ý:
-
Không tìm hiểu về thành phần của sản phẩm: Không nắm rõ thành phần có thể khiến bạn sử dụng phải mỹ phẩm không phù hợp, gây dị ứng và các vấn đề khác như da khô sần sùi.
-
Không tẩy trang: Bỏ qua bước tẩy trang hoặc không làm sạch kỹ có thể để lại cặn bẩn, gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da thô ráp và viêm nhiễm. Tuy nhiên, tẩy trang quá mức cũng có thể làm tổn thương da, khiến da mất độ ẩm và khô căng.
-
Sử dụng sản phẩm tẩy rửa mạnh: Sử dụng sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ da, khiến da dễ bị kích ứng, thô ráp, bong tróc.
-
Tế bào chết: Không loại bỏ tế bào chết định kỳ sẽ khiến da sần sùi, mất đi sự mịn màng.
-
Dị ứng mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc có thể gây khô da, kích ứng và viêm nhiễm.
Yếu tố nghề nghiệp
Một số nghề nghiệp cũng làm tăng nguy cơ làm da thô ráp và nứt nẻ, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi phải làm việc trong điều kiện nóng hoặc lạnh (nông dân/ngư dân), công việc phải sử dụng thuốc tẩy rửa thường xuyên (bác sĩ, y tá, thợ làm tóc).
Da thô ráp do tác động từ thời tiết và thói quen chăm sóc da (Nguồn: Internet)
Cách chăm sóc da khô sần sùi, thô ráp
Để cải thiện làn da khô sần sùi, da thô ráp, bạn cần chăm sóc da đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng.
Tẩy tế bào chết định kỳ
Sử dụng tẩy tế bào chết đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ da chết và làm sạch lỗ chân lông, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo da mới, cải thiện tình trạng da khô sần sùi. Sản phẩm tẩy da chết nên chứa AHA, BHA để tăng cường hiệu quả tái tạo tế bào, đồng thời giúp da mềm mại và mịn màng hơn mà không gây kích ứng
Làm sạch da đúng cách
Khởi đầu cho cảm giác khô và thô ráp trên da là khi hàng rào bảo vệ da suy yếu, vì vậy cần sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ cho da để không làm mất đi lipid trong da. Bạn có thể tham khảo sữa rửa mặt Facial Cleanser của Eucerin. Đây là sản phẩm giúp làm sạch sâu da mặt mà vẫn dịu nhẹ và không làm khô da nhờ hoạt chất Sodium Cocoamphoacetate. Đặc biệt, sản phẩm không chứa các thành phần gây kích ứng da như cồn, hương liệu, xà phòng, paraben,...
Dưỡng ẩm cho da
Dưỡng ẩm là bước quan trọng để ngăn chặn sự mất nước, bổ sung độ ẩm cho da. Bạn có thể dưỡng ẩm cho da bằng cách đắp mặt nạ, sử dụng serum, kem dưỡng ẩm. Để cải thiện tình trạng da khô sần sùi, da thô ráp một cách hiệu quả, các sản phẩm này cần chứa thành phần giúp tăng khả năng hồi phục, cân bằng độ ẩm tại các lớp tế bào da phía trên, chẳng hạn như
-
Urea và Lactate: Các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMF) giúp hút và giữ ẩm cho lớp sừng, hoặc lớp tế bào phía trên da. Da rất khô khi đã trở nên thô ráp, nứt nẻ cần các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên này ở mức độ đậm đặc hơn. Nhìn chung, các sản phẩm dành cho da khô đến rất khô cần có nồng độ Urea lần lượt 5% và 10% (tối thiểu).
-
Ceramide-3: Ceramide-3 giúp phục hồi hàng rào lipid, làm chậm quá trình bốc hơi nước khỏi da bằng các điều tiết quá trình làm mất độ ẩm.
-
Gluco-glycerol: Gluco-glycerol kích thích các kênh Aquaporin trong da, hỗ trở việc đưa nước lên các lớp biểu bì trong da. Mức độ cân bằng độ ẩm tại các vùng da phía trên phụ thuộc vào lượng cấp nước từ các lớp tế bào bên dưới, vì vậy phục hồi cân bằng độ ẩm tại các lớp tế bào bên dưới là điều kiện tiên quyết để cấp nước cho da.
Chăm sóc da đúng cách để cải thiện tình trạng da thô ráp (Nguồn: Internet)
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Một lối sống lành mạnh và khoa học là chìa khóa để duy trì làn da khỏe mạnh, khắc phục tình trạng da khô sần sùi. Điều này bao gồm việc uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế các thức uống có hại như nước ngọt, cà phê, và rượu bia. Thay vào đó, nên chọn nước trà xanh hoặc nước ép tự nhiên. Xây dựng chế độ ăn uống cần giàu rau củ, hoa quả và các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E cùng chất béo lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho da, ngăn chặn da thô ráp và nứt nẻ. Tránh xa các chất kích thích, kiểm soát stress và đảm bảo ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức là những bước quan trọng để bảo vệ làn da của bạn.
Tránh các tác nhân khiến da khô sần sùi, thô ráp
Bên cạnh việc làm sạch và có phương pháp dưỡng ẩm đúng cách, bạn nên tránh các tác nhân dẫn đến khô da để giảm tác động của chúng:
-
Tia UV đẩy nhanh quá trình lão hóa da và có thể làm tình trạng khô da trở nên nặng hơn. Do đó bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng bằng che chắn cẩn thận, dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài. Bạn nên lựa chọn kem chống nắng có chứa các hợp chất dưỡng ẩm, không chứa hương liệu và hoạt chất gây kích ứng.
-
Tránh các sản phẩm chăm sóc da chứa chất tẩy rửa mạnh.
-
Tránh các dòng không khí khô bằng cách hạn chế thời gian ở ngoài trời với thời tiết nóng và lạnh, sử dụng máy làm ẩm không khí khi bật sưởi trong nhà.
-
Giảm thời gian tiếp xúc với nước nóng bằng cách tắm nhanh hơn thay vì tắm lâu như thói quen.
Việc mất đi độ ẩm khiến da khô sần sùi, thô ráp và khiến da dễ bị bong tróc, nứt nẻ, ngứa rát. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây không ít phiền toái, khó chịu. Tuy nhiên, hiểu rõ về nguyên nhân cùng với cách chăm sóc da đúng đắn có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn có được làn da mịn màng, ẩm mượt. Để tìm hiểu thêm kiến thức chăm sóc da, hãy truy cập vào website eucerin.vn ngay nhé.