Làn da của người trẻ tuổi thì có vẻ bên ngoài và chức năng khác với làn da của người trưởng thành. Cơ chế tự bảo vệ thường thấy ở làn da người trưởng thành khỏe mạnh thì ít được phát triển hơn, nên do đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần có sự chăm sóc đặc biệt để giữ được làn da khỏe mạnh.
Am hiểu về làn da của trẻ em
Làn da của trẻ em thì mỏng manh và nhạy cảm hơn làn da của người trưởng thành. Nó phản ứng lại các tác nhân gây kích ứng bên ngoài theo cách nhạy cảm hơn và đòi hỏi cần có sự chăm sóc và bảo vệ đặc biệt.
Làn da của trẻ em thì có số lớp giống như của người lớn tuy nhiên mỗi lớp thì mỏng hơn rất nhiều. Nhìn chung làn da của trẻ em chỉ dày bằng khoảng một phần năm so với da của người lớn.
Lớp da ngoài cùng của biểu bì (lớp sừng) thì mỏng hơn và các tế bào được sắp xếp ít chặt chẽ hơn so với da của người lớn. Tuyến mồ hôi và bã nhờn ít hoạt động hơn do đó các màng hydrolipid (một dạng nhũ tương nước và chất béo bao bọc và bảo vệ bề mặt da) và các axit bảo vệ (phần nước của màng hydrolipid- có tính chất axit nhẹ) thì vẫn còn tương đối yếu.
Kết quả là, hàng rào bảo vệ da bị giới hạn:
- Làn da của trẻ em thì ít có sức đề kháng hơn của người lớn và đặc biệt nhạy cảm đối với các tác động hóa học, vật lý và vi khuẩn: các chất này tiếp xúc với làn da của trẻ em thì thẩm thấu dễ dàng hơn và xuyên đến các lớp da sâu hơn.
- Làn da của trẻ em có thiên hướng trở nên khô hơn.
- Làn da của trẻ em thì nhạy cảm với tia UV hơn
Độ nhạy cảm với tia UV bị tăng lên nhiều bởi lượng sắc tố da thấp ở da của trẻ em. Tế bào biểu bì tạo sắc tố (tế bào có nhiệm vụ sản sinh sắc tố) thì luôn hiện diện nhưng ít hoạt động.
Làn da trẻ em khó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể vì:
- Các vùng da bề mặt của cơ thể thì khá là rộng so với diện tích cơ thể do đó nên chúng dễ bị mất nhiệt.
- Hoạt động của tuyến mồ hôi ở trẻ em thì giảm so với người lớn do đó chúng không thể bù nước khi nhiệt độ cao.
- Hệ thống lưu thông máu ở làn da trẻ em thì chưa được định hình toàn diện do đó chúng thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ rất chậm bằng cách co giãn và co thắt mạch máu.
Điều này làm trẻ em đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết và thời tiết khắc nghiệt.
Làn da thay đổi như thế nào trong suốt tuổi ấu thơ?
Trẻ em ngày càng lớn lên thì làn da của chúng cũng vậy. Từ khi được sinh ra cho đến khi chúng xấp xỉ 6 tuổi:
- Làn da vẫn còn mỏng hơn và có ít sắc tố da ở của người lớn.
- Tuyến mồ hôi và bã nhờ vẫn ít hoạt động hơn do đó màng hydrolipid và các axit bảo vệ vẫn tương đối yếu.
Vào khoảng 6 tuổi, cấu trúc da và các phần phụ của chúng đã trưởng thành hoàn toàn và tương ứng với làn da của người lớn.
Hoạt động của tuyến mồ hôi không tăng lên cho đến khi thay đổi hooc môn do dậy thì vào năm 12 tuổi. Sự thay đổi hooc môn này cũng gây nên sự khác biệt giữa cấu trúc da của bé trai và bé gái mà trước đó là hoàn toàn giống nhau.
Đọc thêm về sự khác biệt giữa làn da của nam và nữ
Tình trạng da lúc nhỏ
Viêm Da Cơ Địa
Viêm Da Cơ Địa (cũng được biết đến như là bệnh chàm Atopic) là một trong các căn bệnh về da phổ biến nhất của trẻ em và có 10% đến 20% trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi bệnh này. Một phần ba các trường hợp mắc bệnh sẽ hết dần tuy nhiên một số các trường hợp khác thì kéo dài cho đến khi trưởng thành.
Với tình trạng bệnh không lây nhưng gây lo lắng và thỉnh thoảng là đau đớn, Viêm Da Cơ Địa trải qua 2 giai đoạn đặc trưng. Ở giai đoạn bất động, khi mà da rất khô, dễ kích ứng và dễ bong ra thành từng mảng thì cần được dưỡng ẩm hàng ngày, và giai đoạn hoạt động (hay "bùng phát") thì da cần được điều trị với thuốc để kìm hãm việc viêm da và làm dịu đi sự ngứa ngáy.
Đâu là nguyên nhân và điệu kiện bộc phát?
Viêm da cơ địa thì phụ thuộc vào di truyền học. Có một sự liên kết giữa Viêm da cơ địa, bệnh sốt và bệnh hen suyễn và các chứng cứ đã chỉ ra rằng nếu cha/ mẹ hoặc cả hai bị mắc phải các bệnh này thì con cái của có có thiên hướng mắc phải Viêm da cơ địa nhiều hơn. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em từ các nước phát triển và sinh sống ở đô thị, nơi mà mật độ ô nhiễm hay thời tiết lạnh hơn thì phụ thuộc vào điều kiện phát triển.
Một khi đã mắc bệnh, có nhiều lý do giải thích tại sao các triệu chứng trở nên tệ hơn hoặc bùng phát lên. Những người mắc bệnh được biết là bị thiếu hụt các lipids quan trọng và các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên ("NMFs" như là Ure và các amino axit). Dẫn đến kết quả là hàng rào bảo vệ của da trở nên yếu đi, độ dưỡng ẩm bị mất nhiều hơn và da có thiên hướng trở nên khô ráp. Hàng rào chức năng bị tổn thương làm cho các chất có hại như chất gây dị ứng và kích thích có thể xâm nhập và làm cho da dễ bị nhiễm trùng. Người mắc bệnh cũng được biết là có chức năng miễn dịch không đúng quy luật (như là dị ứng), khiến cho làn da của họ phản ứng lại môi trường và dễ bị viêm.
Các vấn đề thường bị mắc phải khi trẻ gãi vết ngứa và làm xước da. Điều này làm cho vi khuẩn có tên khuẩn tụ cầu Aureus sinh sôi nảy nở và làm nhiễm trùng da. Da bị nhiễm trùng dẫn đến da bị viêm, gây ra ngứa và thậm chí rơi vào tình trạng trầm trọng hơn: xảy ra quá trình tệ hơn được gọi là Atopic Skin Cycle. Đọc thêm ở Viêm da cơ địa.
Triệu chứng xảy ra ở trẻ sơ sinh là gì?
Bệnh Viêm da cơ địa rất hiếm xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng. Các triệu chứng đặc trưng thường phát triển sau khi đứa bé cai sữa: chứng phát ban xảy ra đột ngột làm da bị ngứa và viêm. Đến giai đoạn bùng phát, da bị nhiễm trùng có thể rỉ ra nước. Các trẻ sơ sinh thường mắc bệnh Viêm da cơ địas ở mặt của chúng- đặc biện là 2 bên má- và da đầu (được biết đến như là viêm da tiết bã), đầu gối và khuỷu tay. Ở trẻ sơ sinh thì hiếm khi bệnh phát triển ở các vùng da khác. Mặc dù chứng phát ban ở các vùng da khác thì cũng tương tự, nhưng các vùng đó thì ẩm hơn để phát triển bệnh Viêm da cơ địa.
Đọc thêm về bệnh Viêm da cơ địa ở mặt của trẻ em và Bệnh Viêm da cơ địa trên cơ thể trẻ.
Triệu chứng bệnh ở trẻ nhỏ?
Trẻ em phát bệnh sau này (từ 2 tuổi cho đến khi dậy thì) thường bắt đầu với chứng phát ban trên cơ thể, thường rất khô và ngứa, có từng mảng bị vảy. Da có xu hướng bị sần sùi, dày lên và dai hơn. Các vùng da phổ biến bị ảnh hưởng thường là các nếp gấp ở đầu gối hay khuỷu tay, cổ, cổ tay, mắt cá chân và/ hoặc các nếp gấp giữa mông và chân.
Sự thật là các triệu chứng thường dai dẳng kéo dài hơn 3 tháng (được định nghĩa y học là bệnh kinh niên), vùng da bị tổn thương có thể bị dày lên, được biết như chứng phủ địa y lên.
Đọc thêm về bệnh Viêm da cơ địa ở mặt của trẻ em và Bệnh Viêm da cơ địa trên cơ thể trẻ.
Chăm sóc cho làn da của trẻ em
Làn da trẻ cần có sự chăm sóc đặc biệt:
- Sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng: Các loại xà phòng có tính kiềm thì thường gây kích ứng cho da, loại bỏ lipid và làm da bị khô.
- Hạn chế thời gian tắm: Nước nóng và tắm quá lâu sẽ loại bỏ lipid của da. Nên giảm thời gian tắm và dùng nước ấm thay vì nước nóng để tắm.
- Chăm sóc da: Thường xuyên dưỡng ẩm bằng các sản phẩm đã được thử nghiệm và được chứng minh là thích hợp với làn da nhạy cảm sẽ giúp cấp nước cho da và làm da khỏe mạnh. Các sản phẩm chăm sóc da nên được sử dụng phù hợp với các vấn đề và tình trạng da cụ thể. Các phương pháp điều trị như Eucerin AtopiControl có thể được sử dụng để chữa bệnh Viêm da cơ địa.
- Bảo vệ da: làn da trẻ cần được đặc biệt bảo vệ khỏi các tia UV gây hại.
Làm thế nào để chăm sóc làn da bị bệnh Viêm da cơ địa
Một lý do của việc da bị khô ráp và các hàng rào chức năng bị nhiễu loạn là do sự thiếu hụt hàng rào lipids bao gồm chất ceramides, có nhiều trong axit béo omega- 6, và đặc biệt là axit linolenic. Ceramides là loại lipids đặc biệt, liên kết với các tế bào ở lớp ngoài cùng của da, giúp ngăn chặn được sự mất nước và sự xâm nhập của các yếu tố gây kích ứng da, dị ứng và vi khuẩn.
Dòng sản phẩm của Eucerin AtopiControl sử dụng dầu cây anh thảo và tinh dầu nho- rất giàu axit béo omega-6- giúp bổ sung hàng rào lipids cho da và phục hồi chức năng bảo vệ của da. Một thành phần chống vi khuẩn, Decandiol, hoạt động chống lại khuẩn tụ cầu Aureus trong khi chiết xuất rễ cây cam thảo, rất giàu Licochalcone A, làm giảm các vết da bị mẩn đỏ và Menthoxypropanediol giúp giảm ngứa.
Đọc thêm về tình trạng da bị bệnh Viêm da cơ địa.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và ánh nắng mặt trời
Bảo vệ da hiệu quả khỏi tác động của mặt trời là rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làn da còn trẻ thì rất mỏng và hàng rào bảo vệ bị tụt giảm, khiến cho da trở nên đặc biệt nhạy cảm với các tia UV gây hại. Sự nhạy cảm này ở làn da trẻ sơ sinh còn cao hơn nữa do nồng độ sắc tố da của trẻ. Nếu chỉ với sự tự bảo vệ tự nhiên của da, dưới ánh sáng cường độ lớn vào buổi trưa, làn da của trẻ em sẽ bị sạm nắng chỉ sau 5 phút.
Phơi nắng quá nhiều và bị sạm nắng lúc nhỏ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe dài hạn bao gồm khối u ác tính và các bệnh ung thư da khác. Các tổn thương này có thể được ngăn chặn thông qua các thói quen đúng đắn như hạn chế phơi nắng và bảo vệ da hiệu quả khỏi tác động của mặt trời:
Ngăn chặn
Trẻ sơ sinh không nên phơi nắng quá nhiều, vì hệ thống bảo vệ da tự nhiên của bé vẫn chưa được định hình toàn diện.
Hạn chế phơi nắng
Trẻ em cần tránh ánh nắng gắt từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều khi mà các tia nắng có cường độ mạnh nhất.
Có các biện pháp hiệu quả bảo vệ da khỏi tác động của mặt trời.
Dưới ánh nắng mặt trời, trẻ em nên mặc quần áo có thể bảo vệ làn da của bé được và sử dụng kem chống nắng thích hợp với chỉ số bảo vệ cao (SPF) Đọc thêm tác động của mặt trời lên làn da của trẻ.