Vui chơi dưới nắng mặt trời là một trong những thú vui tuyệt vời của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trước tác hại của tia nắng với cường độ ngày càng tăng, làn da mỏng manh của trẻ em cần được sự bảo vệ an toàn nhất để trẻ có thể vui chơi thật an toàn dưới ánh mặt trời.
Dấu Hiệu Và Triệu Chứng
Làn da của người lớn và làn da của trẻ em
Lợi ích của việc phơi nắng dưới ánh mặt trời thì ai cũng biết, từ phát triển tốt về mặt tinh thần cho đến việc tạo nên vitamin D, điều rất cần thiết cho cấu trúc xương của chúng ta. Tuy nhiên nếu không có sự bảo vệ thích hợp, làn da của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tia UV, đặc biệt là làn da trẻ em- rất nhạy cảm đối với tia từ ngoại
Làn da của trẻ em thì khác so với của người lớn ở một số phương diện quan trọng. Tìm hiểu thêm về làn da ở các độ tuổi khác nhau.
Làn da của trẻ em chỉ dày bằng khoảng một phần năm so với của người lớn, mặc dù có số lớp giống nhau. Lớp sừng, lớp phía ngoài cùng của biểu bì, bảo vệ chúng ta khỏi các ảnh hưởng của môi trường và giữ độ ẩm cho da, thì mỏng hơn và các tế bào thì sắp xếp ít chặt chẽ hơn. Vì vậy, chức năng bảo vệ của nó thì ít hiệu quả hơn, và các chất được thẩm thấu nhanh đến các lớp sâu hơn.
Tìm hiểu thêm về cấu trúc da.
Màu da (sự tổng hợp sắc tố) ở làn da của trẻ em thì chưa phát triển toàn diện. Sắc tố là chất làm cho da của chúng ta có màu tự nhiên, hay gọi là màu da. Khi đi dưới ánh nắng mặt trời, các tế bào sản sinh ra thêm các sắc tố, bảo vệ chúng ta không bị cháy nắng, và sắc tố khiến da bị sạm.
Ở làn da trẻ em, tế bào tạo sắc tố thì hiện diện nhưng ít hoạt động, dẫn đến việc nhạy cảm cao với UV.
Tìm hiểu thêm về tác động của mặt trời lên da cơ thể.
Vì các lý do đó, rất quan trọng phải sử dụng các sản phẩm đặc biệt được dành cho làn da trẻ em. Đó không những cung cấp sự bảo vệ cao nhất mà còn là nâng cao khả năng tự bảo vệ của da.
Nguyên Nhân & Điều Kiện Bùng Phát
Các nguyên nhân và điều kiện bùng phát chính gây nên sạm nắng và tổn thương bởi ánh nắng ở làn da trẻ em
Cháy nắng là gì?
Cháy nắng là hiện tượng da bị tổn thương sâu sắc bởi tia UV, đặc biệt là tia UVB. Đây là dấu hiệu rằng tia UV đã gây tổn hại đến cấu trúc di truyền, hoặc DNA của các tế bào da. Việc phơi nắng quá mức làm gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh ung thư da.
Các triệu chứng thông thường của việc sạm nắng là da đỏ và bị nóng bừng, thỉnh thoảng kèm theo mệt mỏi và chóng mặt nhẹ.
Nếu bạn có bất kì mối quan tâm nào về làn da của trẻ em, việc lấy ý kiến từ các bác sĩ da liễu và bác sĩ khoa nhi là rất quan trọng
Tia UV là gì?
Mặt trời phát ra ánh sáng UV dưới 3 dạng, tia tử ngoại A (UVA), tia tử ngoại B (UVB) và tia tử ngoại C (UVC). Tia UVA thì hiện diện liên tục suốt cả ngày. Chúng thâm nhập sâu vào các tầng thấp của da và đóng vai trò chính trong việc gây hại cho da trong dài hạn như là lão hóa da sớm, làm tổn thương gián tiếp DNA, PLE , mắt và tổn thương võng mạc. UVB cung cấp năng lượng để da tạo nên vitamin D, nhưng chúng cũng chịu trách nhiệm trong việc gây tổn thương da sâu sắc bao gồm cháy nắng và làm tổn thương trực tiếp DNA. UVC bị ngăn chặn bởi tầng khí quyển của trái đất và do đó không tiếp xúc được với làn da.
Tìm hiểu thêm về mặt trời tác động đến da như thể nào.
Phơi nắng và cháy nắng - làm cho làn da trẻ dễ bị ung thư da
Theo truyền thống, bệnh ung thư da đã gắn liền với nhóm người lớn tuổi và thói quen "thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời". Các thống kê gần đây chỉ ra rằng nhóm thứ 2 mắc bệnh ung thư da phổ biến là nhóm người trẻ (15- 34 tuổi) ở Vương quốc Liên hiệp Anh (Nghiên cứu ung thư của Vương quốc Liên hiệp Anh) và nhóm độ tuổi 15- 44 ở Úc (Hội đồng ung thư Úc)
Và các nghiên cứu cũng cho thấy việc bị cháy nắng trong suốt thời thơ ấu có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da ở người gấp 2 lần (J. Invest. Dermatol 2003)
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng
Tình trạng da và ánh sáng mặt trời
Các trường hợp và tình trạng sau đây có thể làm trầm trọng thêm tác động của ánh nắng mặt trời lên làn da của trẻ em.
- Trẻ em có nước da sáng, tóc đỏ hoặc tàn nhang thì dễ bị cháy nắng hơn, bởi vì làn da của chúng sản sinh ra ít sắc tố bảo vệ da khỏi tia UV hơn. Tìm hiểu thêm về nước da.
- Các dược phẩm trị mụn cũng làm cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng.
- Trẻ em có nhiều nốt ruồi nổi bật trên da thường được khuyên là nên được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời bởi vì các nốt ruồi có tiềm năng trở thành ung thư.
Trẻ em từ các gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư da thì có nguy cơ tự mắc bệnh cao hơn.
Hiểu về các mức độ khác nhau của cường độ ánh sáng mặt trời có thể
giúp hạn chế ảnh hưởng của tia UV lên làn da của trẻ em.
- Tất cả trẻ em nên tránh khỏi ánh nắng mặt trời vào các giờ cao điểm từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian mà tia UVA và UVB di chuyển các khoảng ngắn vào bầu khí quyển của trái đất, do đó sẽ có cường độ lớn đáng kể. Thậm chí kem chống nắng với chỉ số SPF cao cũng không lọc được 100% tia UV, và có thế gây ra tổn thương sâu tế bào ở các lớp biểu bì của da.
- Trẻ sơ sinh nên được tránh khỏi ánh nắng trực tiếp.
- Ngay cả vào những ngày nhiều mây, mức độ tia cực tím với bức xạ được phản chiếu qua những đám mây tới mặt đất có thể cao.
Bác sĩ da liễu có thể đưa ra lời khuyên cho từng nhu cầu cụ thể
Các Giải Pháp
Trẻ em vui chơi an toàn dưới ánh nắng mặt trời
Kem chống nắng dành cho làn da của trẻ em
Bởi vì tia UV gây tổn hại và có thể làm cháy nắng nhiều lần trong suốt thời thơ ấu và điều này đã được chứng minh là làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da sau này, do đó cần phải bảo vệ làn da trẻ em một cách thích hợp.
Việc dùng kem chống nắng là yếu tố quan trọng để giữ làn da an toàn và khỏe mạnh cho trẻ em, đặc biệt quan trọng hơn là sử dụng các sản phẩm được phát triển chuyên dành cho nhu cầu của trẻ em.
Tổng quát, kem chống nắng dành cho người lớn và trẻ em đều dùng các bộ lọc khoáng chất và hóa học để bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Chúng hiệu quả theo các cách khác nhau. Bộ lọc hóa học thẩm thấu tia UV và sau đó sẽ thải năng lượng này như các tia nhiệt, tạo nên cảm giác ấm nóng. Bộ lọc khoáng chất, thường là các chất tạo màu vô cơ, sẽ phản xạ hoặc phân tán các tia UV, không cho chúng xâm nhập vào da.
Các hàng rào bảo vệ do bộ lọc khoáng chất hình thành làm các sản phẩm này rất phù hợp để bảo vệ làn da của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và bất kì ai có làn da quá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Họ đã từng sử dụng sản phẩm Eucerin Kids Micropigment Sun Lotion SPF 25, không có bộ lọc hóa học mùi hương.
Làn da của trẻ em đòi hỏi sự bảo vệ với chỉ số SPF cao, với các bộ lọc tia UVA và UVB. Một sản phẩm lý tưởng là loại kem chống nắng không thấm nước vì cuộc sống của chúng thường rất năng động.
Làn da nhạy cảm có thể phản ứng lại một số các thành phần do đó tốt nhất là tránh các chất tạo màu, hương liệu và paraben và nên xem xét các chứng cứ lâm sàng về khả năng dung nạp của sản phẩm. Eucerin Kids Sun Lotion SPF 50+; Eucerin Kids Sun Spray SPF 50+ là các sản phẩm được thiết kế đặc biệt dành cho làn da mỏng manh của trẻ em
Ngăn chặn việc da bị tổn thương bởi ánh mặt trời cho da của trẻ em
Có nhiều cách để ngăn chặn làn da của trẻ em bị tổn thương bởi tia UV. Luôn che phủ chúng và tránh phơi nắng là hai lựa chọn tốt nhất, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể làm được.
Hãy tập những thói quen cho hàng ngày:
- Chọn các loại quần áo được dệt dày dặn và có độ che phủ tốt nhất - ở các vùng cổ, cánh tay, ngực và chân.
- Sử dụng sản phẩm có chỉ số SPF cao (lý tưởng là SPF 50+)
- Đội mũ rộng vành và mang kính mát.
- Mang theo nhiều nước để uống.
- Sử dụng dù che nắng để tạo bóng râm.
Thực phẩm tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy thực phẩm có thể làm giảm sự tổn thương da do mặt trời. Ăn thường xuyên thức ăn có carotenoids (các trái cây và rau có màu đỏ, vàng hay cam) một thời gian dài có thể giúp bảo vệ làn da khỏi bị sạm nắng và làm tăng sự tự bảo vệ tự nhiên của da. Các kết quả tương tự đã và đang đạt được với chế độ ăn kiêng giàu chất béo omega (dầu oliu, cá), vitamin C, E và flavonoids, và lượng thấp bơ sữa và thịt đỏ
Thoa kem chống nắng đúng cách
Các nghiên cứu cho thấy mọi người chỉ sử dụng một phần tư lượng kem chống nắng mà họ thực sự cần. Những thói quen tối ưu là:
- Sử dụng một lượng lớn kem chống nắng khi dùng cho trẻ em.
- Thoa trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (trước 20 phút), phải có thời gian để kem chống nắng có thể thẩm thấu vào da.
- Đảm bảo mặt, tai và cổ đều được che phủ cẩn thận. Thậm chí da mặt người lớn thì cũng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời lên da mặt.
- Chú ý đến các vùng da hay bị bỏ quên như là đầu gối, gót và mu bàn chân.
- Thoa thêm một lớp sau 30 phút, để che phủ và bảo vệ đầy đủ.
- Thoa lại sau mỗi 2 tiếng, đặc biệt là sau khi bơi lội, đổ mồ hôi hay lau bằng khăn.
Phục hồi làn da của trẻ em sau khi phơi nắng
Các biện pháp phòng ngừa là tốt nhất để giảm thiểu tác động của ánh nắng mặt trời . Tuy nhiên, khi da đã tiếp xúc với quá nhiều ánh nắng mặt trời, bạn có thể có những biện pháp nhất định.
Phục hồi lại độ ẩm. Uống nhiều nước để phục hồi lại độ ẩm cho da.
Sử dụng kem chống nắng để phục hồi làn da bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời. Các thành phần hoạt chất như Glycyrrhetinic Acid đã được chứng minh là góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi DNA tự nhiên đã bị tổn hại bởi tia UV. Các thành phần này được tổng hợp ở sản phẩm Eucerin Kids Protection với các chất chống ô xy hóa tự nhiên. Licochalcone A ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do.
Với các trường hợp bị cháy nắng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần hỏi ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ ngay lập tức.