vị trí mụn

Các Vị Trí Mụn Trên Mặt Nói Lên Điều Gì Về Sức Khỏe?

5 phút đọc
Xem thêm

Mụn là vấn đề da phổ biến có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, giới tính. Bên cạnh những yếu tố: hormone, nội tiết tố, ô nhiễm môi trường…, vị trí mụn còn nói lên các bệnh lý tiềm ẩn khác, liên quan đến chức năng gan, phổi, hệ tiêu hóa,... Vậy, mỗi vị trí mụn trên mặt nói lên điều gì? Mụn mọc ở vị trí nào là cảnh bảo tình trạng sức khỏe có vấn đề? Cùng Eucerin tìm hiểu qua bài viết sau!

>>> Xem thêm: Nổi mụn đỏ, đốm đỏ trên da không ngứa là bệnh gì? Cách xử lý


Các vị trí mụn trên mặt nói lên điều gì?

Có nhiều ý kiến về “Vị trí mụn trên mặt nói lên điều gì?”. Nhiều người cho rằng các vị trí mọc mụn liên quan tới vấn đề sức khỏe, số còn lại cho rằng mụn chủ yếu do yếu tố hormone, nội tiết hay ảnh hưởng từ môi trường ô nhiễm. 

Theo ý kiến các chuyên gia da liễu thẩm mỹ, mụn thường xuất hiện nhiều nhất trên khuôn mặt và bất kì vị trí nào trên mặt từ trán, má, cằm, mũi, đầu lông mày hay quai hàm… đều có thể mọc mụn. Trong khi đó, bên Y học cổ truyền cho rằng các vị trí mọc mụn đều phản ánh bệnh lý của cơ thể. Kết hợp 2 nguồn ý kiến trên, bản đồ mụn (Face Mapping) được hình thành. Bản đồ liên kết các vị trí mọc mụn trên khuôn mặt: cằm, trán, mũi, tai… với cơ quan mật thiết trên cơ thể. Dựa vào đó, chúng ta sẽ dễ dàng xác định được cơ quan có thể gặp vấn đề sức khỏe ngay khi mụn mọc ở vị trí nào đó.

Việc hiểu rõ về mối liên hệ giữa vị trí mụn trên mặt và các cơ quan cơ thể không chỉ giúp chúng ta xác định cách trị mụn phù hợp mà còn hỗ trợ theo dõi và cải thiện sức khỏe kịp thời. Ngoài ra, việc kết hợp chăm sóc da từ bên ngoài và tăng cường sức khỏe từ bên trong cũng hỗ trợ giảm mụn nhanh chóng và mang lại lợi ích tích cực cho cơ thể.

>>> Xem thêm: Mụn Thịt Là Gì? Nguyên nhân, Dấu Hiệu, Cách Trị Hiệu Quả

Các vị trí mụn trên mặt nói lên điều gì?

Vị trí mụn trên mặt nói lên điều gì? (Nguồn: Internet)

 

Những vị trí mụn trên mặt và cảnh báo về tình trạng sức khỏe

Việc nhận biết và hiểu rõ về các vị trí mụn xuất hiện không chỉ giúp chúng ta xác định phương pháp điều trị mụn phù hợp mà còn hỗ trợ việc theo dõi và cải thiện sức khỏe kịp thời. Bởi vì theo những gì đề cập ở trên. vị trí mọc mụn trên khuôn mặt có thể là dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể, cụ thể như sau:

 

1. Mụn mọc ở trán

Vị trí mụn ở trán nói lên cơ thể bạn đang tích tụ quá nhiều độc tố. Nguyên nhân gây mụn ở vị trí này có thể do chức năng gan có vấn đề, hệ tiêu hóa kém, sức khỏe tinh thần không ổn định (stress, căng thẳng kéo dài…). Bên cạnh đó, việc vệ sinh da mặt không sạch, dùng sản phẩm tạo kiểu, dưỡng tóc có thể gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn ẩn trên trán, mụn bọc ở trán,...

Để ngăn ngăn ngừa mụn mọc ở trán, bạn nên:

  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu đường và chất béo
  • Tăng cường ăn rau xanh như rau cải và súp lơ xanh. 
  • Uống một số thảo dược làm mát gan, thanh lọc cơ thể: trà hạt sen, trà râu ngô,…
  • Giảm thiểu sử dụng các chất kích thích như bia, rượu và cà phê.
  • Tránh căng thẳng, không làm việc quá sức.
  • Duy trì một chế độ sinh hoạt điều độ, không thức khuya và tạo điều kiện cho cơ thể thư giãn, cũng góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn mụn ở trán.

>>> Xem thêm: Mụn dị ứng trên da mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hữu hiệu

Mụn ở trán hé lộ vấn đề sức khỏe qua vị trí mụn trên mặt

Mụn mọc ở trán riêng lẻ từng nốt nhưng cũng có thể chi chít thành từng đám (Nguồn: Internet)

 

2. Vị trí mụn trên lông mày

Nguyên nhân khiến mụn mọc ở lông mày là do vệ sinh da chưa sạch, kích ứng khi sử dụng mỹ phẩm,... Vị trí mụn ở trên lông mày còn có thể do một số nguyên nhân bên trong cơ thể mà ít ai ngờ đến như quá trình tuần hoàn máu kém, chức năng gan và túi mật có vấn đề, cơ thể thiếu nước,...

Để giảm thiểu nguy cơ mụn xuất hiện ở trên lông mày, bạn nên:

  • - Uống đủ nước, đặc biệt là các loại thảo dược có khả năng thanh lọc cơ thể và làm mát gan, sẽ giúp loại bỏ độc tố và cải thiện mụn trên lông mày. 
  • Tránh xa thực phẩm cay nóng, giàu dầu mỡ và các chất kích thích như cà phê hay đồ ăn nhanh sẽ giúp kiểm soát lượng dầu trên da, từ đó giảm bớt nguy cơ hình thành mụn. 
  • Không ngồi lâu ở một chỗ và thường xuyên vận động sẽ cải thiện tuần hoàn máu, không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp da mặt trở nên sáng khỏe và ít mụn hơn.

>>> Xem thêm: Cách trị mụn viêm đỏ không nhân nhanh và hiệu quả

Mụn trên lông mày

Vị trí mụn mọc trên lông mày rất phổ biến (Nguồn: Internet)

 

3. Mụn ở thái dương

Vùng da thái dương, gần chân tóc cũng là vị trí mụn dễ xuất hiện. Nguyên nhân gây mụn ở thái dương có thể là do sử dụng dầu gội hoặc sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, gây kích ứng; chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, thức ăn nhanh. 

Ngoài ra, vị trí mụn ở thái dương còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe liên quan đến túi mật, túi dịch.

Để giảm thiểu sự xuất hiện của mụn ở vùng thái dương, một số biện pháp dinh dưỡng và lối sống có thể được áp dụng:

  • Hạn chế thực phẩm đóng hộp và thức ăn nhanh vì chúng thường chứa nhiều dầu mỡ và chất béo không lành mạnh, tạo điều kiện cho mụn phát triển ở vùng thái dương.
  • Bổ sung rau củ và trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
  • Hạn chế ăn nội tạng động vật vì chúng có thể chứa lượng lớn chất béo bão hòa và cholesterol, làm tăng nguy cơ mụn.

>>> Xem thêm: Cách chăm sóc da dầu mụn hàng ngày với 8 bước đơn giản

Mụn ở thái dương liên quan đến túi mật

Mụn xuất hiện ở vùng thái dương cũng không phải là trường hợp hiếm gặp (Nguồn: Internet)

 

4. Vị trí mụn ở má

Chăn, ga, gối, điện thoại, cọ trang điểm,... là những vật dụng tiếp xúc với má mỗi ngày. Những vật dụng này nếu không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn nên rất dễ lây lan, khiến các loại mụn hình thành ở 2 bên má: mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm,...

Bên cạnh đó, vị trí mụn ở má trái có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan như viêm gan, suy gan,… Những tình trạng này tác động trực tiếp lên quá trình bài tiết của cơ thể, gây ra tích tụ độc tố và dẫn đến hình thành mụn. Mụn viêm đỏ ở má phải thường là dấu hiệu cho thấy các vấn đề về phổi, có thể do người bệnh lạm dụng thuốc lá.

Để ngăn ngăn ngừa mụn ở má, bạn nên:

  • Bổ sung các thực phẩm có tác dụng mát gan và thải độc như bí đao, rau cần, khổ qua, cà chua và táo sẽ hỗ trợ cơ thể loại bỏ độc tố và cải thiện chức năng gan. 
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác, cũng như không hút thuốc lá và giảm ăn đồ ngọt.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất cho phổi, hạn chế đồ ngọt, chia tay chất kích thích và thuốc lá là cần thiết. 
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn và tập hít thở sâu sẽ cải thiện chức năng phổi, từ đó giảm thiểu mụn.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, sẽ giúp cơ thể duy trì chức năng bài tiết tốt, hạn chế mụn phát triển trên má.

>>> Xem thêm: 10 cách trị mụn ẩn dưới da hiệu quả được các chuyên gia da liễu khuyên dùng

Vị trí mụn ở má liên quan đến phổi

Vị trí mụn ở má cảnh báo nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe (Nguồn: Internet)

 

5. Vị trí mụn ở mũi

Mũi cũng là vị trí mà mụn đầu đen, mụn cám, mụn viêm,... thường xuyên xuất hiện. Nguyên nhân gây mụn chủ yếu là do dầu nhờn, lỗ chân lông to, vệ sinh da chưa sạch,...  Ngoài ra, theo bản đồ mụn, vị trí này liên quan mật thiết tới tim và phổi. Việc mọc các loại mụn ở mũi cảnh báo tình trạng tim và phổi đang gặp vấn đề

Để hạn chế mụn mọc ở vùng mũi, bạn cần:

  • Hạn chế thực phẩm cay nóng và lên men như kim chi và dưa chua muối. 
  • Tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi.
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch như cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, các loại hạt,...
  • Đo huyết áp và theo dõi sức khỏe tim mạch thường xuyên.

>>> Xem thêm: Mụn bọc chai cứng: Nguyên nhân, cách điều trị và có nên nặn?

Mụn ở mũi do hệ tiêu hóa

Vị trí mụn mọc ở mũi khá nguy hiểm (Nguồn: Internet)

 

6. Mụn mọc ở vị trí quanh miệng

Vị trí mụn mọc trên miệng nếu xem xét trên phương diện sức khỏe thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề như hệ tiêu hóa kém, dạ dày, ruột non, ruột già,... đang gặp trục trặc. Một chế độ ăn kém khoa học: đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,... sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của ruột và gan, khiến cơ thể tích tụ độc tố và nổi mụn quanh miệng. Trong đó, mụn đinh râu mọc quanh miệng khá nguy hiểm và thường xuất hiện khi chức năng ruột, gan gặp vấn đề.

Để hạn chế mụn mọc ở vị trí quanh miệng, dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng:

  • Thay thế đồ ăn đóng hộp bằng thực phẩm tươi sống.
  • Giảm thiểu đồ chiên xào và thức ăn có nhiều đường, muối.
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin và chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và làm sạch cơ thể.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn giúp hệ tiêu hóa không bị quá tải và hạn chế sự hình thành mụn trên miệng.
  • Bữa tối nên ăn nhẹ và tránh ăn quá muộn để hệ tiêu hóa có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo qua đêm.

Mụn ở mũi do hệ tiêu hóa

Mụn mọc trên miệng gây đau nhức và rất mất thẩm mỹ (Nguồn: Internet)

 

7. Vị trí mọc mụn ở cằm

Cằm là vị trí mà mụn trứng cá, mụn bọc ở cằm thường xuyên xuất hiện. Nguyên nhân thường do những thói quen xấu gây mụn như sờ tay, chống tay lên cằm khiến vi khuẩn lây lan nhanh và gây mụn. Vị trí mụn mọc ở cằm còn do biến đổi hormone, rối loạn nội tiết tố hoặc sức khỏe buồng trứng, tử cung có vấn đề.

Để giảm thiểu mụn ở vùng cằm, bạn nên:

  • Hạn chế đạm động vật và đường sữa, bổ sung nhiều rau củ quả, đậu nành, hạt lanh giúp cân bằng hormone và không làm tăng nguy cơ mụn ở cằm.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, chứa nhiều chất béo và chất kích thích để ổn định nội tiết.
  • Tìm loại thuốc tránh thai phù hợp với cơ thể để tránh ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone.
  • Tránh chống tay vào cằm hoặc chạm, sờ, nặn mụn để không làm tổn thương da và tạo điều kiện cho mụn phát triển.

Vị trí mụn trên miệng nói lên điều gì

Mụn mọc ở cằm do nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn: Internet)

 

8. Vị trí mụn trên quai hàm

Mụn trên quai hàm thường mọc từng nốt riêng lẻ hoặc mọc theo từng đám. Vị trí mụn mọc trên quai hàm cảnh báo cho bạn biết sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Ngoài ra, hệ thống bạch huyết hoạt động kém hiệu quả gây cản trở quá trình thải độc cũng có thể gây mụn trên quai hàm.

Để giảm mụn ở vùng quai hàm, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Hãy ưu tiên thực phẩm nấu chín và uống nước sôi để đảm bảo sức khỏe và giảm nguy cơ mụn mọc ở quai hàm.
  • Bổ sung các loại thực tập giúp tăng cường sức đề kháng như trái cây họ cam quýt, ớt chuông, bông cải
  • Thanh lọc cơ thể bằng cách sử dụng các loại đồ uống thảo dược có tính mát, hỗ trợ loại bỏ độc tố.

>>> Xem thêm: Mụn Nhọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Mụn ở cằm do rối loại nội tiết tố

Mụn mọc ở quai hàm liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe (Nguồn: Internet)

 

9. Vị trí mụn mọc vùng hàm dưới

Một số người có thói quen lạm dụng thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, đồ ăn cay nóng,... đều khiến vùng hàm dưới mọc nhiều mụn. Ngoài ra, vị trí mụn xuất hiện ở hàm dưới còn là dấu hiệu cảnh báo hệ thống bạch huyết bài độc không hiệu quả, hệ miễn dịch, sức đề kháng cơ thể giảm sút.

Để hạn chế mụn mọc ở vùng hàm dưới, bạn nên:

  • Ăn thực phẩm tươi sống thay vì thức ăn đóng hợp, thức ăn nhanh.
  • Sử dụng tinh chất quả nho và các loại sinh tố giàu vitamin có thể hỗ trợ việc loại bỏ độc tố trong bạch huyết.
  • Tăng cường vận động giúp tiết mồ hôi, qua đó thúc đẩy quá trình bài độc qua hệ thống bạch huyết.
  • Thực hiện massage hoặc các phương pháp dẫn lưu bạch huyết có thể cải thiện sự lưu thông và giúp cơ thể loại bỏ độc tố hiệu quả.

Vị trí mụn trên quai hàm

Mụn xuất hiện ở vùng hàm dưới gây đau nhức (Nguồn: Internet)

 

Vị trí mụn mọc nào nguy hiểm nhất?

Mụn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên khuôn mặt. Mỗi một vị trí mụn mọc đều là biểu hiện của một hoặc một vài cơ quan của cơ thể đang gặp vấn đề. Trong các vị trí mụn đã được nhắc đến ở trên, vị trí mụn mọc nguy hiểm và đáng lo ngại nhất là mụn ở vùng mũi, chân mày, thái dương và mụn trên miệng. Mụn mọc ở những vị trí này theo bản đồ trị mụn đều liên quan trực tiếp đến sức khỏe các cơ quan như: ruột, gan, phổi, thận,... Bên cạnh đó, những vị trí này nếu xuất hiện ổ mụn bị viêm, sưng to hoặc có mủ mà không được can thiệp, xử lý kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm.

>>> Xem thêm: Mụn cóc là gì? Tác nhân lây nhiễm và cách điều trị

 

Những vấn đề cần lưu ý về vị trí mụn trên mặt

Từng vị trí mụn trên mặt đều có thể là cảnh báo những vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe. Do đó, khi thấy da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn ở vị trí nào đó, bạn nên chủ động đến cơ sở da liễu gần nhất để thăm khám. Đặc biệt, mụn xuất hiện và đi kèm với những biểu hiện sau thì bạn không được chủ quan mà cần gặp ngay bác sĩ để thăm khám và tiếp nhận điều trị:

  • Mụn mọc thành ổ sưng to, tấy đỏ và có mủ gây đau nhức. Tình trạng này kéo dài, không có dấu hiệu giảm đau hay mụn xẹp xuống.
  • Mụn phát triển nặng và lan rộng đến nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể, đây có thể là dấu hiệu của dị ứng, thủy đậu hay bệnh ngoài da.
  • Mụn xuất hiện đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường như sốt cao, da vàng, nhãn cầu vàng, tiểu buốt, tức ngực và bụng,...

>>> Xem thêm: Bị mụn nên kiêng ăn gì? Những thực phẩm nên & không nên ăn khi bị mụn

Những vấn đề cần lưu ý về vị trí mụn trên mặt

Không được chủ quan với mụn mọc ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt (Nguồn: Internet)

 

Gợi ý sản phẩm tăng cường hệ miễn dịch da, giảm mụn mọc ở từng vị trí trên mặt

Vị trí mụn trên mặt không chỉ có khả năng liên quan đến sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ khuôn mặt, làm người mắc phải giảm tự tin cũng như gặp khó khăn trong giao tiếp. Đối với những trường hợp mụn nội tiết, các loại mụn nhẹ và không gây nguy hiểm cho sức khỏe, bạn có thể áp dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm mụn và ngăn ngừa mụn tái phát. Để đảm bảo an toàn cho làn da, bạn nên cân nhắc lựa chọn các thương hiệu dược mỹ phẩm trị mụn uy tín, được các chuyên gia da liễu khuyên dùng như Eucerin - thương hiệu dược mỹ phẩm hàng đầu từ Đức.

Dưới đây là những sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn ở từng vị trí trên mặt hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Tinh chất trị mụn A.I Clearing Treatment

A.I Clearing Treatmentserum trị mụn được nhiều tín đồ skincare tin dùng hiện nay. Với công thức đặc biệt gồm các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ giảm mụn, đây là cứu tinh hàng đầu cho những làn da mụn.

Thành phần nổi bật:

  • Phức hợp BHA, AHA, PHA: Tiêu sừng, kháng viêm, loại bỏ tế bào chết nhẹ nhàng.
  • Salicylic Acid: Làm sạch tạp chất tích tụ trong lỗ chân lông, hạn chế vi khuẩn tích tụ gây mụn.
  • Licochalcone Acid: Chiết xuất rễ của cây cam thảo, có tác dụng chống oxy hóa, giảm tình trạng mụn sưng đỏ, hỗ trợ làm dịu da.
  • Hydroxy Complex (10%): Ngăn chặn vi khuẩn lây lan trên da, làm sạch lỗ chân lông, cung cấp độ ẩm cho da và làm mờ các vết thâm sẹo do mụn.

Điểm nổi bật:

  • Giảm mụn trên da mặt, cải thiện các vết thâm mụn
  • Tái tạo da, mang lại vẻ mịn màng cho da
  • Chống viêm, giảm thiểu tình trạng da sưng tấy do mụn
  • Cung cấp cho da độ ẩm cần thiết, không gây khô da
  • Đã được kiểm định an toàn cho mọi loại da, kể cả làn da nhạy cảm dễ nổi mụn.

Giá tham khảo: 490.000 VND/40ML.

Tinh chất trị mụn A.I Clearing Treatment

Tinh chất trị mụn A.I Clearing Treatment (Nguồn: Eucerin)

 

Tinh chất tăng cường hệ miễn dịch cho da mụn Pro-Acne SOS Serum

Để ngăn ngừa mụn tái đi tái lại trên mặt, cách tốt nhất là tăng cường hệ miễn dịch cho làn da. Tinh chất Eucerin Pro-Acne SOS Serum là lựa chọn tốt nhất với khả năng bổ sung dưỡng chất, giúp làn da mụn khỏe hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn có công thức nhẹ nhàng, không gây kích ứng cho da, kể cả làn da nhạy cảm khó chiều.

Thành phần nổi bật:

  • Phức hợp 3X axit AHA/BHA/PHA: loại bỏ tế bào chết nhẹ nhàng, làm sạch da và hỗ trợ giảm mụn an toàn, hiệu quả.
  • Carnitine, Decanediol, Licochalcone A: Kiểm soát dầu thừa, giảm tiền viêm dưới da, tiêu diệt tận gốc ổ vi khuẩn gây mụn.

Điểm nổi bật:

  • Loại bỏ mụn, ngăn ngừa mụn tái phát.
  • Nâng cao hệ miễn dịch của da, giúp da khỏe hơn từ bên trong.
  • Kiểm soát tình trạng tiết tiết dầu trên da hiệu quả.

Giá tham khảo: 519.000 VND/40ML.

Tinh chất tăng cường hệ miễn dịch cho da mụn Pro-Acne SOS Serum

Tinh chất trị mụn Pro-Acne SOS Serum (Nguồn: Eucerin)


Trên đây là những vị trí mụn dễ xuất hiện trên khuôn mặt và những cảnh báo về vấn đề liên quan đến sức khỏe mà Eucerin muốn chia sẻ đến bạn. Sau khi nắm được những kiến thức này, bạn có thể chủ động phát hiện sớm những bất thường của cơ thể để có giải pháp can thiệp kịp thời. Chúc bạn luôn sở hữu làn da khỏe đẹp, không một nốt mụn. Đừng quên theo dõi Eucerin.vn để cập nhật các kiến thức chăm sóc da hữu ích và chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp bản thân nhé!

 

 

Tìm đại lý bán lẻ