Mụn nhọt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị mụn nhọt hiệu quả

Mụn Nhọt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

5 phút đọc
Xem thêm

Mụn nhọt do vi khuẩn tụ cầu S. aureus gây ra, liên quan trực tiếp đến thói quen vệ sinh không đảm bảo, dẫn đến lỗ chân lông bị bít tắc, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và lây lan nhiễm trùng. Triệu chứng thường thấy là nốt mụn sưng đau, đỏ, ngứa ngáy, cần điều trị sớm để tránh xảy ra các biến chứng về sau. Cùng Eucerin tham khảo bài viết sau để biết cách chăm sóc vùng da bị mụn nhọt đúng cách bạn nhé!

>>> Xem thêm: Nổi mụn đỏ, đốm đỏ trên da không ngứa là bệnh gì? Cách xử lý

Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt là các ổ áp xe hình thành trên da, chủ yếu do liên cầu và tụ cầu khuẩn gây nhiễm trùng nang lông. Những ổ mụn này thường gây ra các triệu chứng như sưng đỏ, sưng tấy, đau và chứa mủ. Mặc dù mụn nhọt là một loại nhiễm trùng da khá phổ biến, chỉ có khoảng 3% người trong số 100 người tìm đến bác sĩ để điều trị.

Mụn nhọt thường phát triển xung quanh các vùng da bị trầy xước. Sau vài ngày, mủ sẽ thoát ra ngoài và tự biến mất hoặc phục hồi sau vài ngày điều trị. Trong một số trường hợp, nhọt có thể tự lành, không chảy mủ do mủ đã được cơ thể phân hủy, nhưng sau phục hồi có thể để lại sẹo nhỏ.  

Trong khi mụn thường xuất phát từ việc lỗ chân lông bị tắc, mụn nhọt lại xuất phát từ việc nhiễm trùng. Đó là lý do tại sao bạn thường thấy mụn nhọt phát triển xung quanh các vết trầy xước trên da, khác với các loại mụn thông thường.

Các loại mụn nhọt thường gặp gồm:

  • Nhọt cụm (nhọt chùm): Nhọt cụm là dạng tổn thương da do tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus gây nên. Dấu hiệu dễ nhận biết là bề mặt da xuất hiện một hoặc nhiều lỗ, đôi khi đi kèm với sốt hoặc lạnh run.
  • Mụn bọc: Loại mụn này hình thành do hệ thống ống tuyến bã nhờn bị bít tắc và nhiễm trùng, dẫn đến hình thành áp xe, chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
  • Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ: Đây là tình trạng hình thành nhiều ổ áp xe ở vùng bẹn, nách do viêm khu trú các tuyến mồ hôi.
  • U nang lông: Đây là một dạng áp xe xuất hiện ở nếp gấp hậu môn, hình thành do ngồi trong thời gian dài.

Mụn nhọt có khả năng truyền nhiễm, phát triển nhanh và gây đau hơn các loại mụn bình thường. Các cách trị mụn thông thường hoàn toàn không có tác dụng với loại mụn này. 

>>> Xem thêm: Mụn Thịt Là Gì? Nguyên nhân, Dấu Hiệu, Cách Trị Hiệu Quả

Mụn nhọt là gì?

Tình trạng mụn nhọt đáng lo ngại trên da (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây mụn nhọt

Hầu hết mụn nhọt do vi khuẩn tụ cầu S. aureus gây nên. Vi khuẩn S. aureus tồn tại ở khắp nơi trên cơ thể người, động vật, nước, đất, không khí… Ở điều kiện bình thường, loại vi sinh vật này là một phần của hệ sinh thái vi khuẩn tự nhiên trên da, không gây bệnh. Tuy nhiên, nếu bề mặt có vết thương hở, S. aureus sẽ xâm nhập vào sâu bên trong và gây nhiễm trùng.

 

Khi bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn tích tụ trong nang lông, điều này tạo ra một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn này có khả năng sản xuất các chất độc, gây ra nhiễm trùng tại chỗ. Cơ thể phản ứng lại bằng cách phát triển một phản ứng viêm, dẫn đến sưng, nóng, đỏ và đau, gây nên mụn nhọt.

 

Nhiễm trùng do S. aureus thường có dịch mủ và sau khi lành thường để lại sẹo. Đôi khi, S. aureus có thể lan rộng sang các mô xung quanh và đi vào dòng máu, gây ra nhiễm trùng huyết.

 

Trong một vài trường hợp, mụn nhọt có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Bít tắc lỗ chân lông: Lỗ chân lông phân bố khắp bề mặt da trên cơ thể, thực hiện chức năng giúp da thoáng khí. Tuy nhiên, quá trình vệ sinh không đảm bảo, tích tụ nhiều tế bào chết, bụi bẩn, mồ hôi,... sẽ khiến lỗ chân lông bít tắc, dẫn đến hình thành mụn nhọt.
  • Viêm nang lông: Viêm nang lông cũng là nguyên nhân phổ biến gây mụn nhọt. Lỗ chân lông bị cọ xát thường xuyên dẫn đến hiện tượng da nổi mẩn đỏ ngứa, nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng. Nguyên nhân gián tiếp là do chất liệu quần áo mặc lên người quá thô cứng, chẳng hạn như polyester, nylon,… 

>>> Xem thêm: Mụn mủ: Dấu hiệu nhận biết, Nguyên nhân & Cách điều trị hiệu quả nhất

Mụn nhọt do vi khuẩn S. aureus gây ra

Mụn nhọt do vi khuẩn S. aureus gây ra (Nguồn: Internet)

Đối tượng có nguy cơ mắc mụn nhọt cao

Những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc mụn nhọt và các bệnh nhiễm trùng da khác:

  • Người bị tiểu đường, người suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì, người mắc bệnh nhiễm trùng kéo dài, người bị ung thư - những người có hệ thống miễn dịch yếu và khó kháng lại bệnh nhiễm trùng. 
  • Người cao tuổi. 
  • Người có các vết thương hở thường bị mụn nhọt nhiễm trùng do vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể gặp phải các tình trạng kích ứng da nghiêm trọng.
  • Người sống trong các khu dân cư đông đúc, có điều kiện vệ sinh không tốt. 
  • Mụn nhọt có khả năng lây lan, vì vậy người tiếp xúc gần với người bị mụn nhọt có thể bị lây nhiễm.

>>> Xem thêm: Mụn Đinh Râu Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Đối tượng có nguy cơ mắc mụn nhọt cao

Đối tượng có nguy cơ mắc mụn nhọt cao hơn (Nguồn: Internet)

Triệu chứng của mụn nhọt là gì?

Bạn có thể nhận biết mụn nhọt thông qua một số biểu hiện, triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện mụn nhọt sưng to: Bề mặt da xuất hiện các vết sưng đỏ, gây ngứa, đau. Khi nhọt vỡ, bạn sẽ thấy bên trong chứa đầy mủ màu trắng hoặc vàng. Trong đó, các ngòi mủ màu trắng thường hình thành ở vị trí trung tâm nốt nhọt, cũng có trường hợp nhọt lành nhưng không hình thành đầu trắng. Kích thước mụn thường bằng hạt đậu, nếu nặng có thể phát triển to bằng quả bóng gôn trong vòng vài ngày. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, phổ biến nhất là mặt, nách, mông, cổ, đùi,... Đôi khi, da bị ngứa sau đó mới mọc nhọt, dần dần xuất hiện tình trạng sốt, ớn lạnh. 
  • Hậu bối: Hậu bối là tình trạng nặng hơn của mụn nhọt và thường rất khó điều trị. Dấu hiệu nhận biết là một nhóm nhọt viêm, sưng đỏ, đau, còn được gọi là phản ứng viêm cấp tính, nguy cơ dẫn đến hoại tử nang lông và các tổ chức lân cận. Vị trí mụn thường hình thành là đầu, mặt, lưng, cổ, mông, tay, chân, sau điều trị có thể để lại sẹo lõm sâu. 

>>> Xem thêm: Da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn do đầu? Cách điều trị hiệu quả

Biểu hiện, triệu chứng của mụn nhọt

Nhận biết mụn nhọt qua các dấu hiệu đặc trưng (Nguồn: Internet)

Biến chứng của mụn nhọt

Ở những người có hệ thống miễn dịch kém, mụn nhọt dễ phát triển nặng, khó điều trị dứt điểm và có thể tái phát nhiều lần ở cùng một vị trí. Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể, từ đó gây ra nhiều biến chứng đáng lo ngại như:

  • Nhiễm trùng huyết: Khi bị nhiễm trùng huyết, trên da sẽ xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ sẫm, thân nhiệt tăng/ hạ bất thường, rét run, ớn lạnh, đổ mồ hôi, thở dốc, tăng nhịp tim, hạ huyết áp,...
  • Nhiễm trùng da và dưới da: Tình trạng này còn được gọi là viêm mô tế bào, gây sưng đau, đôi khi có triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đổ mồ hôi,...
  • Lây lan đến các cơ quan khác: Vi khuẩn mụn nhọt có thể lây lan đến tủy sống, xương, tim,... về lâu dài dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Trong một số trường hợp ít gặp, mụn nhọt có thể gây biến chứng viêm màng não. Người bệnh thường có biểu hiện sốt, đau đầu, cứng cổ đột ngột,... đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

>>> Xem thêm: Mụn dị ứng trên da mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hữu hiệu

Biến chứng của mụn nhọt

Tình trạng mụn nhọt đã biến chứng nghiêm trọng (Nguồn: Internet)

Chẩn đoán mụn nhọt như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng (khám da liễu). Các bác sĩ thường phát hiện mụn nhọt dựa trên đặc điểm hình dạng và các triệu chứng mô tả.

Các phương pháp chẩn đoán bổ sung như xét nghiệm máu hoặc lấy mẫu mủ chỉ được áp dụng khi bạn bị tái nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng không phản ứng với phương pháp điều trị tiêu chuẩn.

  • Xét nghiệm mủ: Nhiều loại vi khuẩn gây ra mụn nhọt đã phát triển khả năng kháng lại kháng sinh. Do đó, xét nghiệm mủ có thể giúp xác định loại kháng sinh nào sẽ hoạt động hiệu quả nhất cho trường hợp của người bệnh. 
  • Xét nghiệm máu: giúp xác định xem nhiễm trùng đã lan rộng hay chưa và liệu có bất kỳ tình trạng bệnh lý nào khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn hay không.

>>> Xem thêm: Bệnh Viêm Da Dị Ứng ở cơ thể – Nhận biết và kiểm soát bùng phát bệnh

Cách điều trị mụn nhọt an toàn, hiệu quả

Eucerin gợi ý đến bạn một số cách điều trị mụn nhọt an toàn, hiệu quả có thể lưu lại để áp dụng:

Cách điều trị mụn nhọt tại nhà

Khi thực hiện điều trị mụn nhọt tại nhà, bạn cần lưu ý những điều sau:

 

Không tự ý nặn, chích mụn nhọt

Khi bị mụn nhọt, bạn không nên tự ý nặn hoặc dùng kim, vật sắc nhọn chích vào nốt mụn. Điều này có thể làm lây lan vi khuẩn sang các vùng da khác, khiến tình trạng nhiễm trùng càng trở nên nặng hơn. Thay vào đó, bạn nên để nhọt tự vỡ và tiêu tự nhiên theo thời gian hoặc đi khám bác sĩ trong trường hợp nặng. 

 

Chườm ấm khu vực da bị nhọt

Bạn cũng có thể sử dụng một miếng vải ấm để chườm lên vùng da bị mụn nhọt, duy trì thực hiện nhiều lần trong ngày để kích thích quá trình phục hồi da và giảm đau. Lưu ý quan trọng là nên dùng vải đã được giặt sạch để tránh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

 

Ngăn ngừa mụn nhọt nhiễm trùng

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn, bạn nên vệ sinh ga giường, quần áo, khăn tắm tối thiểu 1 lần/tuần ở nhiệt độ cao để diệt khuẩn. Ngoài ra, sau khi chạm vào mụn nhọt hoặc khu vực lân cận, bạn cũng cần rửa tay thật kỹ để tránh lây lan vu khuẩn sang các vùng khác. Đồng thời, việc bảo vệ, che chắn vết nhọt bằng băng gạc cũng rất quan trọng. 

 

Dùng tinh dầu tràm trà giảm viêm sưng do nhọt

Tinh dầu tràm trà cũng có thể được sử dụng để giảm viêm sưng do nhọt tại nhà. Thành phần chứa hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, giúp cải thiện tình trạng mụn từ nhẹ đến trung bình. Sau khi thoa, các nốt mụn sưng viêm sẽ giảm đáng kể, kể cả mụn cứng đầu. 

 

Dùng kem bôi đặc trị giảm viêm, sưng

Một số loại kem bôi có chứa các thành phần sau đây cũng được khuyến khích sử dụng trong điều trị mụn nhọt, bao gồm:

  • Rễ cây cam thảo: Thành phần chứa hơn 300 hợp chất khác nhau, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và virus, từ đó hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng da bị mụn nhọt, chàm và nhiều tổn thương khác.
  • Decanediol: Thành phần có tác dụng diệt khuẩn, ngăn mụn nhọt tái phát, đồng thời hỗ trợ chăm sóc da nhẹ nhàng, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất. 

 

Sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết

Nếu mụn nhọt gây đau, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc giảm đau chứa paracetamol hoặc ibuprofen. Hai hoạt chất này có tác dụng làm giảm triệu chứng đau, sốt vô cùng hiệu quả.

>>> Xem thêm: Top 13 cách trị mụn mủ hiệu quả, an toàn, không thâm sẹo

Không tự ý dùng tay nặn mụn nhọt

Không tự ý dùng tay nặn mụn nhọt (Nguồn: Internet)

 

Can thiệp y tế điều trị mụn nhọt sưng to đau nhức và hậu bối

Trong trường hợp mụn nhọt sưng to, đau nhức hoặc hậu bối, bác sĩ có thể chỉ định điều trị theo 2 phương pháp sau:

  • Tiểu phẫu trị mụn nhọt: Bác sĩ rạch da để dẫn lưu dịch mủ bên trong mụn nhọt.
  • Sử dụng kháng sinh: Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu mụn nhọt nhiễm trùng nặng hoặc có dấu hiệu mụn tái phát. Tuy nhiên, khi dùng thuốc, điều quan trọng là phải tuân theo đúng hướng dẫn, đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả, tránh tác dụng phụ.

>>> Xem thêm: Da Nhiễm Corticoid: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Can thiệp y tế điều trị mụn nhọt sưng to đau nhức và hậu bối

Can thiệp y tế điều trị nhọt nặng (Nguồn: Internet)

 

Biện pháp ngăn ngừa và cách chăm sóc da bị mụn nhọt

Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị mụn nhọt đúng cách, nhất định nên tham khảo để áp dụng ngay:

Những lưu ý ngăn ngừa mụn nhọt

  • Vệ sinh quần áo, khăn tắm, chăn ga trải giường định kỳ.
  • Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác, chẳng hạn như khăn tắm.
  • Làm sạch và điều trị sớm các vết thương nhỏ ngoài da để tránh nhiễm trùng.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp trong quá trình trị mụn bọc

  • Duy trì lối sống lạc quan, tích cực, kiểm soát tốt căng thẳng.
  • Đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như diễn tiến bệnh, từ đó có biện pháp chăm sóc, điều trị kịp thời.
  • Rửa tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ để ngăn nhiễm trùng lây lan.
  • Sử dụng khăn mới khi rửa hoặc lau khô các vùng da nhiễm bệnh.
  • Không tự ý nặn, băng mụn nhọt,...

Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong quá trình điều trị và lành vết thương sau mụn bọc

  • Nâng cao sức đề kháng bằng cách ăn uống đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng
  • Bổ sung các loại thực phẩm thanh mát có công dụng tiêu độc vào thực đơn hàng ngày, như: Atiso, đậu xanh, rau ngót, rau dền, mướp đắng, bột sắn dây, bí xanh, rau má, rau mồng tơi, dưa hấu,...
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường, thực phẩm cay nóng để tránh ảnh hưởng đến chức năng thải độc của gan.
  • Bổ sung các loại nước ép trái cây thanh mát như: đu đủ, thanh long, cam,...
    • Chăm sóc da và sức khỏe đúng cách để ngăn mụn nhọt

    • Chăm sóc da bị mụn nhọt đúng cách (Nguồn: Internet)

    •  

Gợi ý sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn từ Eucerin

Eucerin gợi ý đến bạn một số dòng tinh chất hỗ trợ điều trị mụn nhọt nhẹ an toàn, lành tính, có thể tham khảo ngay:

Tinh chất trị mụn A.I Clearing Treatment

Tinh chất A.I Clearing Treatmentserum trị mụn bạn có thể cân nhắc sử dụng. Tinh chất đã được chứng minh da liễu và lâm sàng về hiệu quả giảm mụn chỉ sau 1 tuần kiên trì sử dụng. Công thức chứa phức hợp 10% Hydroxy gồm AHA, BHA, PHA, có tác dụng tiêu sừng, kháng khuẩn và duy trì lỗ chân lông thông thoáng. Ngoài ra, thành phần Licochalcone A trong sản phẩm còn mang đến hiệu quả giảm tiền viêm dưới da và ngăn ngừa mụn tái phát.

Thành phần:

  • 10% Hydroxy Complex (AHA, BHA và PHA):
  • + AHA: Loại bỏ lớp tế bào sừng hoá cho da, hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn, cung cấp độ ẩm và nuôi dưỡng da mềm mại.
  • + BHA: Giảm mụn trên da, thúc đẩy quá trình tái tạo da sau mụn, hỗ trợ làm se khít lỗ chân lông và dưỡng da mịn màng.
  • + PHA: Mang đến hiệu quả làm sạch tối ưu, ngăn ngừa mụn nhọt tái phát, kháng khuẩn, cung cấp độ ẩm thiết yếu cho làn da ẩm mịn và ngăn lão hóa.
  • - Chiết xuất rễ cây cam thảo Licochalcone A: Có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đỏ, làm dịu bề mặt da, ngăn chặn mụn nhọt mới tái phát.

Điểm nổi bật:

  • Khả năng kiểm soát lượng dầu trên da: 95%.
  • - Khả năng ngăn ngừa mụn trở lại: 94%.
  • - Khả năng giảm thâm mụn: 94%.
  • - Khả năng cải thiện bề mặt da mịn màng hơn: 94%.
  • - Khả năng cải thiện sắc da: 94%.
  • - Khả năng se khít lỗ chân lông: 93%.
  • - Hiệu quả làm giảm mụn đầu trắng: 85%.
  • - Hiệu quả làm giảm mụn đầu đen: 83%.
  • - Hiệu quả làm giảm mụn viêm: 83%.
  • - An toàn khi sử dụng trên da mụn, da nhạy cảm và dễ nổi mụn. 

Cách sử dụng:

  • Sử dụng đều đặn 1 lần/ngày (vào buổi tối) hoặc 2 lần/ngày (cả sáng và tối) tùy vào tình trạng mụn viêm nhiều hay ít.
  • - Nếu dùng sản phẩm vào buổi sáng, cần sử dụng kết hợp kem chống nắng để tăng hiệu quả bảo vệ da toàn diện.
  • - Sau khi rửa mặt sạch, thoa một lượng nhỏ tinh chất lên vùng da cần điều trị, nhẹ nhàng massage da mặt để dưỡng chất thẩm thấu hoàn toàn vào da.
  • - Eucerin khuyến khích nên dùng kết hợp với các sản phẩm cùng dòng ProAcne để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Giá tham khảo: 490.000 VNĐ/ Tuýp 40ml.

Tinh chất trị mụn A.I Clearing Treatment

Tinh chất trị mụn A.I Clearing Treatment (Nguồn: Eucerin)

 

Tinh chất tăng cường hệ miễn dịch cho da mụn Pro Acne SOS Serum

Tinh Chất Dưỡng Eucerin Pro Acne SOS Serum Cho Da Mụn là sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho da mụn Eucerin khuyên bạn nên dùng. Công thức chứa phức hợp 3X axit, Carnitine, Decanediol và Licochalcone A, đã được nghiên cứu, chứng minh về hiệu quả cải thiện mụn, tăng cường miễn dịch cho da và ngăn mụn tái phát. Eucerin hiểu được, sau khi nổi mụn là thời điểm bề mặt da trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, chỉ có thể sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, lành tính. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị không như mong đơi, làm cho mụn mới rất dễ hình thành. ProAcne SOS Serum chính là giải pháp đầu tiên hướng đến mục đích tăng cường sức đề kháng cho da, đặc biệt phù hợp sử dụng cho làn da đang bị tổn thương do mụn. 

Thành phần:

  • Phức hợp Axit (AHA/BHA/PHA): Hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn nhanh chóng và không gây ra tác dụng phụ như đỏ, rát, bong tróc da,...
  • - Carnitine, Decanediol và Licochalcone A: Cải thiện tình trạng sản xuất dầu thừa trên da quá mức, vô hiệu hóa vi khuẩn có hại, giảm tiền viêm dưới da, từ đó hỗ trợ tăng cường đề kháng cho da để ngăn mụn tái phát.
  • - Không chứa cồn, hương liệu và paraben

Điểm nổi bật:

  • Giảm dầu thừa trong suốt 8 giờ và tiếp tục cải thiện tình trạng tiết dầu khi sử dụng thường xuyên.
  • - Tăng cường sức đề kháng da: ZERO mụn mới chỉ sau 1 tháng sử dụng.
  • - Giảm tiền viêm dưới da (nguyên nhân gây mụn): Giảm 39% (ngày 7), giảm 74% (ngày 14), giảm 79% (ngày 28).
  • - Giảm mụn đầu trắng: Giảm 17% (ngày 7), giảm 22% (ngày 14), giảm 47% (ngày 28).

Cách sử dụng: Thoa tinh chất lên da đã làm sạch với tần suất 2 lần/ ngày, không dùng trên da đang bị kích ứng hay vết thương hở, đồng thời kết hợp sử dụng kèm kem chống nắng trong chu trình các bước skincare ban ngày.

Giá tham khảo: 519.000 VNĐ/40ml.

Tinh chất tăng cường hệ miễn dịch cho da mụn Pro Acne SOS Serum

Tinh Chất Dưỡng Eucerin Pro Acne SOS Serum Cho Da Mụn (Nguồn: Eucerin)

 

Lưu ý:

Những sản phẩm mà Eucerin giới thiệu đến bạn chỉ hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn nhọt nhẹ hoặc đang ở dạng mụn bọc. Đối với những trường hợp mụn nhọt nghiêm trọng sau đây, bạn cần đi gặp bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả:

  • Mụn nhọt xuất hiện tràn lan trên mặt
  • Cơ thể đang mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch suy yếu, đi kèm với tình trạng mọc mụn nhọt.
  • Nhận thấy triệu chứng nóng rát, đau đớn ở vùng da quanh mụn nhọt.
  • Đã áp dụng hết các phương pháp điều trị mụn nhọt tại nhà trong vòng 2 tuần nhưng không thấy cải thiện.
  • Mụn nhọt xuất hiện với số lượng nhiều và tụ thành từng nhóm.


Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin về mụn nhọt, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để biết cách chăm sóc da mụn, tổn thương đúng chuẩn. Đừng quên ghé ngay Eucerin để lựa chọn sản phẩm skincare tốt nhất cho mình nhé!

 

Có Thể Bạn Quan Tâm

Tìm đại lý bán lẻ