Nổi mụn đỏ là gì và cách xử lý

Nổi mụn đỏ, đốm đỏ trên da là bệnh gì? Do đâu? Cách xử lý

5 phút đọc
Xem thêm

Nổi mụn đỏ, đốm đỏ trên da là hiện tượng mà nhiều người vẫn rất hay gặp, nhất là với những ai có cơ địa da nhạy cảm. Mụn đỏ, đốm đỏ bình thường không quá nguy hiểm nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nên bạn không được chủ quan. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng nổi nốt đỏ và cách trị mụn đỏ trên da, bạn hãy theo dõi ngay bài viết sau của Eucerin.

>>> Xem thêm: Mụn dị ứng trên da mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hữu hiệu

 

Nổi mụn đỏ, đốm đỏ trên da là gì?

Nổi mụn đỏ trên da là sự xuất hiện của những nốt mẩn đỏ có thể kèm theo cảm giác ngứa ngáy hoặc không. Mụn đỏ thường mọc thành từng nốt như muỗi đốt hoặc từng mảng. Đốm đỏ, mụn đỏ có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau, như mặt, cổ, tay, chân, mụn đỏ ở má hay thậm chí mọc khắp người.

Thông thường, các nốt đỏ trên da không ngứa không đau xuất hiện sau khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên như lông động vật, phấn hoa, bụi bặm, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, áo quần,... hoặc bị côn trùng đốt. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, biểu hiện của các nốt đỏ xuất hiện trên da không ngứa nhưng đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau như: mụn nhọt, viêm nang lông, hồng ban nút… Nếu những nốt đỏ này chỉ xuất hiện trên da và sau đó tự giảm đi mà không đi kèm với các triệu chứng khác, bạn có thể tự quan sát tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy sốt, đau khớp… đi kèm với những nốt đỏ này, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Mụn đỏ trên da được chia thành hai mức độ như sau:

  • Mức độ nặng: Mụn đỏ, đốm đỏ trên da lan rộng, có thể xuất hiện cả mụn mủ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngày. Bên cạnh đó, người bệnh có thể có biểu hiện tức ngực, khó thở, người mệt mỏi, ngất xỉu.
  • - Mức độ nhẹ: Nổi hột đỏ trên da rải rác và có thể biến mất sau khoảng 3 - 4 giờ.

>>> Xem thêm: Bệnh Viêm Da Dị Ứng ở cơ thể – Nhận biết và kiểm soát bùng phát bệnh

Nổi mụn đỏ, đốm đỏ trên da không ngứa là gì?

Da nổi mụn đỏ, đốm đỏ là gì? (Nguồn: Eucerin)

 

 

15 Nguyên nhân khiến da nổi mụn đỏ, nốt đỏ

Mụn đỏ, nổi nốt đỏ trên da không ngứa không đau là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh. Tùy vào mức độ nốt đỏ mà bạn có thể đoán biết nguyên nhân gây mụn, từ đó đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. 

Dưới đây là 15 nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng xuất hiện các đốm đỏ, mụn đỏ trên da bao gồm:

 

1. Nổi mụn đỏ trên da do dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mặt nổi mẩn đỏ như mụn. Nhiều tác nhân gây dị ứng da mặt thường gặp như thành phần độc hại trong mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc, thời tiết,... Khi cơ thể bị dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ sản xuất ra một lượng Histamin khiến nổi đốm đỏ, nốt đỏ trên da.

>>> Xem thêm: Bệnh Viêm da dị ứng ở mặt của trẻ em – Nhận biết và phương pháp chăm sóc

Nổi mụn đỏ trên da do dị ứng

Nổi mụn đỏ, nốt đỏ trên da do dị ứng (Nguồn: Eucerin)

 

 

2. Nổi nốt đỏ trên da không ngứa là biểu hiện bệnh vảy phấn hồng

Vảy phấn hồng là một tình trạng viêm da khiến da nổi phát ban, hình thành mụn đỏ, đốm đỏ trên da. Nguyên nhân cụ thể của nó vẫn chưa được xác định, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng có thể do nhiễm virus.

Tình trạng phát ban này thường xuất hiện đầu tiên dưới dạng một mảng lớn màu đỏ hình bầu dục và có thể được tìm thấy trên ngực, lưng hoặc bụng. Nó được gọi là mảng mẹ và các mảng nhỏ hơn xuất hiện ở các vùng khác của cơ thể được gọi là mảng con. Ngoài triệu chứng phát ban và ngứa, bệnh vảy phấn hồng còn có các triệu chứng khác như:

  • Viêm họng
  • - Tình trạng ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn khi da ấm lên, ví dụ như khi tắm hoặc tập thể dục
  • - Đau đầu
  • - Sốt 

Bệnh vảy phấn hồng thường tự giảm đi và không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể muốn sử dụng các biện pháp giảm ngứa tại nhà, như kem dưỡng da hoặc tắm bột yến mạch.

>>> Xem thêm: Da Nhiễm Corticoid: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa là biểu hiện bệnh vảy phấn hồng

Nổi hột đỏ trên da không ngứa là biểu hiện bệnh vảy phấn hồng (Nguồn: Eucerin)

 


3. Viêm da tiếp xúc bị nổi nốt đỏ trên da

Da của bạn có thể phản ứng khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc chất kích ứng, dẫn đến tình trạng viêm da tiếp xúc. Đây là hiện tượng da xuất hiện các mụn đỏ hoặc đốm đỏ khi tiếp xúc với các tác nhân như chất tẩy rửa mạnh hoặc các chất mà bạn bị dị ứng. Việc bạn có mắc viêm da tiếp xúc hay không phụ thuộc vào loại chất gây dị ứng hoặc kích ứng mà da bạn tiếp xúc. Ví dụ điển hình là nhiều người bị dị ứng với cây thường xuân độc, dẫn đến phát ban và nổi đốm đỏ sau khi chạm phải cây này.

Các triệu chứng thường gặp của viêm da tiếp xúc có thể bao gồm:

  • Nổi nốt đỏ, hột đỏ trên da
  • - Phát ban
  • - Sưng nhức
  • - Nóng rát
  • - Ngứa ngáy
  • - Mụn nước có thể rỉ ra
  • - Xuất hiện lớp vảy trên da 

Điều trị tình trạng này dựa trên nguyên nhân gây ra phản ứng. Bạn có thể giảm đau bằng các loại kem bôi không cần kê đơn và thuốc kháng histamine. Nếu phản ứng nghiêm trọng, bạn nên đi gặp bác sĩ để được khám và chỉ định thuốc phù hợp.

>>> Xem thêm: Làn da cơ thể nhạy cảm – Hiểu nguyên nhân và cách để bảo vệ làn da nhạy cảm trên cơ thể

Viêm da tiếp xúc bị nổi nốt đỏ trên da

Viêm da tiếp xúc bị nổi nốt đỏ khắp người (Nguồn: Eucerin)

 


4. Phát ban nhiệt nổi hột đỏ trên da

Phát ban do nhiệt xảy ra khi các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn do mồ hôi, thường gặp khi bạn tập thể dục hoặc ở trong môi trường nóng ẩm. Khi mồ hôi không thể thoát ra, các mụn nhỏ li ti như mụn nước có thể hình thành, có màu đỏ hoặc chứa chất lỏng trong suốt. Những nốt đỏ này có thể gây ngứa hoặc đau. Phát ban nhiệt thường xuất hiện ở các khu vực da dễ cọ xát, chẳng hạn như dưới cánh tay hoặc những vị trí quần áo tiếp xúc với da. Ở trẻ sơ sinh, phát ban có thể xuất hiện quanh cổ.

Phát ban do nhiệt thường tự biến mất khi da trở nên mát mẻ. Để giảm các triệu chứng như nổi mụn đỏ trên người, nốt đỏ trên da khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ, kem dưỡng da làm dịu ngứa hoặc kem chứa steroid trong các trường hợp nghiêm trọng.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân, cách trị mụn bọc ở cằm, có nên nặn không?


5. Zona thần kinh (Giời leo)

Bệnh giời leo, hay zona thần kinh, là tình trạng phát ban đau đớn với mụn đỏ bọc nước xuất hiện ở một bên mặt hoặc cơ thể. Bệnh do vi-rút varicella zoster (VZV), vi-rút gây thủy đậu, gây ra. Sau khi mắc thủy đậu, vi-rút có thể tái hoạt động sau nhiều năm, gây zona thần kinh.

Triệu chứng phổ biến gồm nổi mụn nước đỏ trên da, gây nóng rát, ngứa và đóng vảy trong 7-10 ngày. Người trên 50 tuổi được CDC khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng ngừa. Bệnh được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút, thuốc giảm đau và kem chống ngứa để giảm triệu chứng.

>>> Xem thêm: Cách xử lý mụn bọc ở mũi hiệu quả nhanh nhất

Zona thần kinh (Giời leo)

Mụn đỏ trên da cũng là biểu hiện của Zona thần kinh (Nguồn: Eucerin)


6. Viêm da tiết bã khiến nổi hột đỏ trên da

Viêm da tiết bã cũng thường đi kèm với dấu hiệu mụn đỏ, hột đỏ trên da. Ngoài ra, bệnh còn đi kèm với một số dấu hiệu khác như da tiết dầu nhiều hoặc bong tróc các vảy màu trắng. Viêm da tiết bã thường là căn bệnh mãn tính nên không điều trị được dứt điểm mà các phương pháp can thiệp chỉ có thể ngăn ngừa triệu chứng, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực.

>>> Xem thêm: Mụn bọc ở trán: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

  

7. Nổi mụn đỏ trên da là biểu hiện của vảy nến

Bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn gây ra các mảng da ngứa, có vảy, thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu và nhiều vị trí khác. Tại vùng da bị ảnh hưởng, tế bào da phát triển quá nhanh, dẫn đến sự tích tụ vảy dày, gây khó chịu, ngứa ngáy và rát.

Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định, nhưng được cho là kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Bệnh có nhiều dạng, điển hình là nổi mụn đỏ, đốm đỏ trên da. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh vảy nến, nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến có thể bao gồm việc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm da, thuốc bôi ngoài da, liệu pháp ánh sáng và thuốc tiêm.

>>> Xem thêm: Da khô sần sùi, thô ráp: nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Nổi mụn đỏ trên da là biểu hiện của vảy nến

Vảy nến cũng làm xuất hiện mụn đỏ trên da (Nguồn: Eucerin)

 


8. Nổi đốm đỏ trên da do Lichen phẳng

Lichen phẳng là một tình trạng da khiến cho các nốt sưng đỏ, đốm đỏ xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể. Những vị trí thường gặp những vết sưng này bao gồm cổ tay, lưng và mắt cá chân.

Tại những vùng da mà những nốt đỏ tiếp tục phát triển, da có thể trở nên sần sùi và có vảy. Những mảng sần sùi này có thể gây ra cảm giác ngứa.

Vì Lichen phẳng không thể được chữa khỏi hoàn toàn, nên phương pháp điều trị chủ yếu nhằm kiểm soát các triệu chứng. Bác sĩ của bạn có thể chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị phù hợp, có thể bao gồm việc sử dụng kem bôi, liệu pháp ánh sáng và thuốc theo toa.

>>> Xem thêm: Mặt Nổi Mụn Trắng Nhỏ Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Điều Trị

Lichen phẳng

Mụn đỏ trên da cũng là biểu hiện của bệnh Lichen phẳng (Nguồn: Eucerin)

 


9. Chứng ngứa da của người bơi lội

Bệnh ngứa do bơi lội là một tình trạng bị nổi nốt đỏ trên da và ngứa do tiếp xúc với nước nhiễm ký sinh trùng. Ốc sên, là nơi trú ngụ của ký sinh trùng và có thể lây lan trong ao, hồ, biển. Khi bạn bơi trong nước, ký sinh trùng có thể bám vào da. Đối với một số đối tượng, những ký sinh trùng này có thể gây ra phản ứng dị ứng. Chúng tạo ra các đốm đỏ ngứa trên da, cũng như nổi hột đỏ hoặc mụn nước nhỏ màu đỏ.


Bệnh ngứa do bơi lội thường tự giảm đi sau khoảng một tuần và thường không cần can thiệp y tế. Trong thời gian chờ đợi, việc sử dụng các loại kem chống ngứa có thể giúp làm giảm các triệu chứng.


10. Mụn đỏ trên da là biểu hiện của bệnh hắc lào

Hắc lào, một loại phát ban đỏ có biểu hiện là các nốt đốm đỏ trên da và viền nổi lên theo hình tròn, là do một loại nấm gây ra và có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Một ví dụ điển hình là chân của vận động viên, nơi mà loại nấm này thường xuất hiện trên bàn chân.

Phát ban này sẽ không biến mất cho đến khi loại nấm gây ra nó bị tiêu diệt. Hắc lào có khả năng lây lan, do đó bạn có thể truyền bệnh cho người khác. Bệnh này nên được kiểm tra bởi bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác và kê đơn thuốc kháng nấm phù hợp để điều trị.

>>> Xem thêm: Cách trị mụn đỏ 2 bên má hiệu quả cấp tốc không thâm sẹo


11. Phát ban do thuốc gây mụn đỏ trên da

Phát ban do thuốc là tình trạng phản ứng dị ứng của cơ thể với một loại thuốc đang được sử dụng. Tình trạng này có thể xảy ra khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, không chỉ riêng thuốc bôi ngoài da. Phát ban có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào loại thuốc bạn đang sử dụng và cách thức thuốc tác động lên cơ thể bạn. Ví dụ, một số loại thuốc có thể gây ra các vết sưng nhỏ, đốm đỏ, hột đỏ trên da trong khi những loại thuốc khác có thể gây ra các mảng vảy, bong tróc hoặc màu tím. Đôi khi có thể kèm theo cảm giác ngứa.


Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới và sau vài ngày hoặc vài tuần sử dụng, bạn bắt đầu thấy các biểu hiện bất thường trên da như mụn đỏ, bị nổi nốt đỏ trên da, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra phát ban. Có thể bạn sẽ được kê đơn một số loại thuốc chứa steroid hoặc thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng.

Phát ban do thuốc gây mụn đỏ trên da

Phát ban do thuốc gây mụn đỏ trên da, nốt đỏ trên da (Nguồn: Eucerin)

 


12. Viêm nang lông

Viêm nang lông xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do dầu thừa và bụi bẩn tích tụ, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Lúc này, các nang lông sẽ sưng đỏ, tạo nên những mụn đỏ trên da. Nếu không được xử lý, các nang lông bị viêm sẽ hình thành mụn đầu trắng gây đau nhức.

13. Nổi mụn đỏ trên người là triệu chứng rôm sảy

Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, hột đỏ, mụn đỏ trên da cũng sẽ xuất hiện. Nguyên nhân chính là do trời nóng khiến mồ hôi tiết nhiều kết hợp với bụi bẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến da bị viêm đỏ. Khi thời tiết mát mẻ thì hiện tượng rôm sảy cũng sẽ biến mất.

Nổi nốt đỏ trên da là triệu chứng rôm sảy

Nổi đốm đỏ, hạt đỏ trên da là triệu chứng rôm sảy (Nguồn: Eucerin)


14. Người nổi mụn đỏ do nhiễm virus siêu vi

Virus xâm nhập vào cơ thể gây mệt mỏi, sốt cao, kèm theo đó là hiện tượng phát ban, nổi mụn đỏ trên người. Bệnh có thể tự hết sau 3 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra những tổn thương cho hệ tiêu hóa và hệ hô hấp.



15. Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các tế bào cơ thể là yếu tố tấn công nên sản xuất ra kháng thể để chống lại. Một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh là nổi hột đỏ, mụn đỏ trên da. Theo thống kê, ¾ bệnh nhân bị Lupus ban đỏ xuất hiện triệu chứng này.


Nổi mụn đỏ, đốm đỏ trên da có nguy hiểm không?

Nổi mụn đỏ hay đốm đỏ trên da là tình trạng da xuất hiện các mảng đỏ gây ngứa và khó chịu. Tình trạng này thường xuất hiện đột ngột ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng đa phần lành tính và không nguy hiểm nếu không kèm sốt và thường tự thuyên giảm sau một vài giờ và không đe dọa đến tính mạng.

Tuy nhiên, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị các nguyên nhân bệnh lý, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, sốc phản vệ, giảm huyết áp đột ngột,…

Chuyển biến của mụn đỏ, nổi hột đỏ trên da bạn cần khám bác sĩ

Nếu mụn đỏ trên da ở dạng nhẹ, tức là mụn đỏ mọc rải rác và không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác thì bạn có thể tiếp tục theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng thì bạn cần khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời. Vậy, nổi mụn đỏ trên da cần gặp bác sĩ khi nào?

  • Đốm đỏ xuất hiện nhiều, lan rộng khắp cơ thể.
  • Vùng da bị nổi nốt đỏ có cảm giác ngứa ngáy đau nhức, rát.
  • Đau đầu, chóng mặt, khó thở, ngất xỉu.
  • Ăn uống không ngon, sụt cân nhanh.

Chuyển biến của mụn đỏ, nổi hột đỏ trên da bạn cần khám bác sĩ

Cần khám bác sĩ nếu tình trạng nổi mụn đỏ, đốm đỏ chuyển biến nặng (Nguồn: Eucerin)

 


Cách điều trị đốm đỏ, mụn đỏ trên da an toàn, hiệu quả

Mụn đỏ, đốm đỏ trên da là hiện tượng thường gặp. Đa số những người mắc phải tình trạng này đều do phản ứng dị ứng hoặc kích ứng. Nếu da nổi nốt đỏ không đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) và thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nặng, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

Dưới đây là các phương pháp điều trị an toàn cho mụn đỏ trên da mà bạn có thể thực hiện:



Cách xử lý khi nổi nốt đỏ trên da và ngứa tại nhà

Mụn đỏ trên da mới xuất hiện hoặc ở mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng một số cách trị mụn tại nhà để giảm mẩn đỏ và ngứa ngáy. Sau đây là một số cách xử lý đốm đỏ, nốt đỏ trên da được nhiều người áp dụng:

  • Chườm vùng da bị nổi nốt đỏ bằng khăn mát: Cách này sẽ giúp làm dịu cảm giác ngừa. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt đá viên vào khăn mỏng và chườm lên da khoảng 10 phút.
  • Ngâm hoặc tắm bằng bột yến mạch: Ngâm và tắm bột yến mạch từ 10 - 15 phút sẽ giúp giảm ngứa, cải thiện vùng da bị nổi hột đỏ.
  • Tắm nước muỗi pha loãng.
  • Thoa kem dưỡng ẩm da.
  • Uống nước trà xanh, trà thảo mộc.
  • Tắm lá khế: Đun nước lá khế tươi và một chút muối để tắm hằng ngày cũng là cách để giảm mụn đỏ trên da. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy lá khế và muối hạt rang nóng rồi cho vào khăn mỏng để chườm da.
  • Rau má: Rau má xay nhuyễn, ép lấy nước cốt. Nước rau má pha với mật ong rồi uống hằng ngày cũng giúp điều trị mụn đỏ nhanh chóng.
  • Lô hội: Lô hội tươi bỏ vỏ, lấy phần gel rồi thoa lên vùng da bị mụn đỏ cũng giúp cải thiện tình trạng này đáng kể.
  • - Kinh giới trị mụn đỏ: Lá kinh giới rửa sạch, vò nát rồi thoa lên vùng da bị nổi nốt đỏ trong 30 phút. Sau đó, bạn hãy rửa sạch vùng da với nước.

>>> Xem thêm: Cách trị mụn dị ứng da mặt đơn giản và hiệu quả nhất

Cách xử lý khi nổi nốt đỏ trên da và ngứa tại nhà

Xử lý mụn đỏ, đốm đỏ ngứa mức độ nhẹ tại nhà (Nguồn: Eucerin)

 


Dùng thuốc Tây y điều trị mụn đỏ, nốt đỏ trên da

Sử dụng thuốc Tây y là cách để giảm nhanh mụn đỏ, đốm đỏ trên da an toàn, chuẩn y khoa nhờ cơ chế giảm thiểu hoặc ngăn chặn quá trình sản sinh Histamin - tác nhân gây mụn. Một số loại thuốc Tây y được sử dụng để điều trị mụn đỏ bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamin: Thuốc sẽ ngăn chặn tác động của Histamin lên thụ thể H1, là nguyên nhân gây nên các triệu chứng nổi nốt đỏ, ngứa ngáy. Một số biệt dược trong nhóm này có thể kể đến như Cetirizin, Loratadin, Clorpheniramin,...
  • Thuốc chứa Corticosteroid: Thuốc có tác dụng giảm ngứa, chống viêm tại vùng da bị nổi mụn đỏ, da mặt bị ngứa. Tuy nhiên, thuốc này không nên sử dụng trong thời gian dài vì sẽ khiến da nhạy cảm dễ nổi mụn và mỏng hơn, thậm chị gây teo da. Thuốc chứa Corticosteroid phổ biến hiện nay là Betamethasone, Hydrocortisone, Triamcinolone Acetonide,...
  • Kem trị mụn ngứa: Các loại kem thuộc dược mỹ phẩm trị mụn này có tác dụng trị mẩn đỏ, giảm ngứa, hỗ trợ giải quyết các nhân tố ảnh hưởng đến làn da.

>>> Xem thêm: Cách phục hồi da bị dị ứng mỹ phẩm tại nhà hiệu quả, an toàn

Dùng thuốc Tây y điều trị mụn đỏ, nốt đỏ trên da

Trị mụn đỏ trên da với thuốc Tây y  (Nguồn: Eucerin)

 


Sử dụng phương pháp Đông y giảm nổi chấm đỏ trên da và ngứa

Ngoài những cách trị mụn đỏ trên da nói trên, bạn có thể áp dụng phương pháp Đông y. Phương pháp này sẽ tác động vào đúng căn nguyên để điều trị, cải thiện triệu chứng, ngăn bệnh tái phát. Theo đó, người bệnh sẽ được lương y bắt mạch, quan sát triệu chứng để xác định bệnh. Sau đó, người bệnh sẽ được bốc thuốc với một số dược liệu và liều lượng phù hợp. Mặc dù vậy, hiệu quả của thuốc Đông y không nhanh như Tây y nên người bệnh cần phải hết sức kiên trì.

>>> Xem thêm: 9 Cách Trị Mụn Ẩn Cho Da Nhạy Cảm Hiệu Quả Chuẩn Y Khoa



Những lưu ý trong giai đoạn điều trị da nổi mụn đỏ, đốm đỏ

Điều trị mụn đỏ trên da không quá khó. Tuy nhiên, để kết quả điều trị được như mong muốn thì trong quá trình điều trị bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Dùng khăn sạch nhúng nước lạnh rồi đắp lên vùng nổi nốt đỏ khi mới xuất hiện: Cách này sẽ giúp làm mát và cân bằng nhiệt cho vùng da bị nổi nốt đỏ và ngứa, từ đó giảm nhanh các triệu chứng.
  • Không được gãi vào các vùng nổi hột đỏ, nốt đỏ trên da: Gãi vùng da mẩn đỏ không có tác dụng giảm ngứa mà còn khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy hơn, mụn đỏ xuất hiện nhiều, tạo có hội để vi khuẩn tấn công.
  • Không sử dụng mỹ phẩm, hóa chất: Mụn đỏ trên da xuất hiện cũng là lúc da đang bị tổn thương. Vì thế, sử dụng mỹ phẩm, hóa chất sẽ khiến mụn dị ứng mỹ phẩm làm da tổn thương trầm trọng hơn.
  • Không nên tắm nước nóng: Tắm nước nóng sẽ khiến da bị mất nước, bong tróc, khiến các nốt đỏ, hột đỏ trên da lây lan và ngứa ngáy hơn.
  • Cấp ẩm cho da đầy đủ: Dưỡng ẩm cho da để tránh tình trạng khô, bong tróc bằng kem dưỡng ẩm lành tính, có chứa thành phần Salicylic Acid, Licochalcone A, Glycerin tự nhiên. Khi da được cấp ẩm đầy đủ sẽ cải thiện tình trạng mụn đỏ trên da, làm dịu cảm giác ngứa.

>>> Xem thêm: Bị mụn nên kiêng ăn gì? Những thực phẩm nên & không nên ăn khi bị mụn

 

Gợi ý sản phẩm trị da mặt nổi chấm đỏ và ngứa từ Eucerin

Khi chức năng hàng rào bảo vệ da suy yếu, làn da dễ bị tác động bởi các yếu tố gây hại, dẫn đến các vấn đề về da như nổi nốt đỏ, mụn đỏ trên da, chàm, rôm sảy, vảy nến,… Việc sử dụng sản phẩm đặc trị để giảm đỏ và ngứa, cũng như các triệu chứng khác trên da là cần thiết; tiếp theo là cần chú trọng cải thiện cơ chế bảo vệ tự nhiên của da, giúp phục hồi da và giảm nguy cơ tái phát. Cùng khám phá các sản phẩm hỗ trợ giảm thiểu tình trạng mụn đỏ trên da từ dược mỹ phẩm số 1 toàn cầu Eucerin.

Tinh chất phục hồi da mặt nổi mụn đỏ do dị ứng Eucerin Repair Serum

Đối với trường hợp da mặt nổi mẩn đỏ như mụn do kích ứng thời tiết, dị ứng mỹ phẩm, hay các trường hợp da mặt bị đỏ do áp dụng các liệu pháp thẩm mỹ: peel da, lăn kim,..., bạn có thể cân nhắc tinh chất phục hồi da mặt nhạy cảm Eucerin UltraSENSITIVE Repair Serum. Đây là loại serum chuyên biệt giúp phục hồi làn da bị tổn thương, đặc biệt hiệu quả cho da mặt nổi mụn đỏ do dị ứng. Với công thức dịu nhẹ và giàu dưỡng chất, sản phẩm giúp giảm viêm, làm dịu các vết mụn đỏ, đồng thời tái tạo hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. 

Thành phần chính:

  • SymSitive: Thành phần hoạt chất được cấp bằng sáng chế độc quyền từ Eucerin, có tác dụng giảm kích ứng ngay lập tức. SymSitive hoạt động bằng cách ngăn chặn các phản ứng quá mức của các sợi thần kinh trong da, giúp làm dịu cảm giác khó chịu như nóng rát, đỏ da, và ngứa.
  • - Licochalcone A: Chiết xuất từ rễ cây cam thảo, Licochalcone A có khả năng chống viêm và chống oxy hóa, giúp làm dịu da và giảm thiểu tình trạng mụn đỏ, đặc biệt hữu ích cho làn da bị kích ứng hoặc viêm.
  • Glycerin: Đây là một trong các hoạt chất phục hồi giúp giữ ẩm tự nhiên, giúp da duy trì độ ẩm cần thiết, ngăn ngừa khô và nứt nẻ. Nó tạo ra một lớp bảo vệ giúp da luôn mềm mịn và ẩm mượt.
  • Panthenol (Pro-Vitamin B5): Phục hồi và làm dịu da, giúp giảm tình trạng da khô, căng rát và kích ứng. Panthenol cũng hỗ trợ quá trình tái tạo da, giúp da phục hồi nhanh hơn.

Ưu điểm: 

  • Làm dịu da tức thì: Giảm ngứa rát và căng tức ngay sau khi thoa, phù hợp cho da nhạy cảm.
  • - Kết cấu nhẹ, thấm nhanh: Serum mỏng nhẹ, không nhờn dính, thẩm thấu nhanh, không bít lỗ chân lông.
  • - Không gây kích ứng: Công thức không hương liệu, paraben, an toàn cho da nhạy cảm.
  • - Tăng cường bảo vệ da: Giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da, giữ ẩm và ngăn ngừa tổn thương.

Giá tham khảo: 699.000 VND/30ML.

Tinh chất phục hồi Eucerin Repair Seurm

Tinh chất phục hồi da mặt nổi mụn đỏ do dị ứng Eucerin Repair Serum (Nguồn: Eucerin)



Kem trị mụn đỏ trên da do viêm da cơ địa Eucerin AtoControl Acute Care Cream

Eucerin AtoControl là dòng sản phẩm chuyên biệt cho tình trạng viêm da cơ địa, hỗ trợ toàn diện từ giai đoạn bùng phát đến giai đoạn sau bùng phát. Trong số đó, AtoControl Acute Care Cream được sử dụng trong giai đoạn bùng phát để tiêu diệt vi khuẩn, giảm nhanh cảm giác khó chịu và phục hồi da bị nổi nốt đỏ và ngứa.

Thành phần nổi bật:

  • Các loại acid béo Omega-6 như tinh dầu hoa dạ anh thảo và tinh dầu hạt nho: tăng cường lớp màng mỡ sinh học tự nhiên trên bề mặt da, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài và ngăn chặn sự mất nước từ bên trong da, giữ ẩm sâu giúp da tránh khỏi tình trạng khô nứt. Omega-6 còn kích thích sự sản sinh tế bào da mới khỏe mạnh, phục hồi tổn thương do viêm da cơ địa. 
  • Licochalcone A chiết xuất từ rễ cây Cam thảo và Menthoxypropanediol: tăng hiệu quả làm dịu da bị kích ứng, giảm mụn đỏ, đốm đỏ ngứa rát, cảm giác châm chích trên da, mang lại cho bạn cảm giác thoải mái. 
  • Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung Decandiol có khả năng diệt khuẩn. 

Công dụng chính:

  • Chữa trị viêm da cơ địa trong giai đoạn bùng phát. 
  • Giảm tình trạng mất nước qua da đáng kể.
  • Làm dịu cảm giác ngứa ngày khó chịu trên làn da bị nổi hạt đỏ sần sùi. 
  • Ngăn chặn tình trạng cào xước da do ngứa hiệu quả. 

Điểm nổi bật:

  • - Sản phẩm không mùi, thẩm thấu nhanh vào da 
  • - Kết quả kiểm nghiệm lâm sàng cho thấy kem thích hợp cho mọi lứa tuổi từ người lớn, trẻ em đến trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi. 
  • - Nghiên cứu lâm sàng cho thấy sản phẩm có khả năng thích ứng tốt trên da viêm cơ địa của bệnh nhân. 

Giá tham khảo: 482.000 VND/40ML


Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đối với những trường hợp da dị ứng nổi mụn đỏ, nốt đỏ nặng và dai dẳng, bạn nên đến thăm khám và nhận tư vấn điều trị từ Bác sĩ da liễu chuyên khoa.

Tinh chất trị mụn đỏ, đốm đỏ trên da Eucerin AtoControl Acute Care Cream

Kem trị mụn đỏ, nốt đỏ ngứa trên da AtoControl Acute Care Cream  (Nguồn: Eucerin)


 

Mụn đỏ trên da và cảm giác ngứa ngáy gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Vì thế, ngay sau khi nhận thấy những nốt mẩn đỏ xuất hiện trên da, bạn cần chủ động điều trị để những nốt  đỏ không lan rộng. Hy vọng, những giải pháp mà Eucerin đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng da nổi mụn đỏ, đốm đỏ.

 

Tìm đại lý bán lẻ