Mụn đinh râu là loại mụn gì, biểu hiện ra sao?
Việc nắm vững kiến thức cơ bản về mụn đinh râu sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc tìm ra giải pháp trị mụn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vậy mụn đinh râu là gì? Bạn có thể nhận biết loại mụn này qua những dấu hiệu nào? Cùng Eucerin tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mụn đinh râu là gì?
Mụn đinh râu (hay còn được gọi mụn đầu đinh) là loại mụn nhọt có độc do vi khuẩn tụ cầu Staphylococcus Aureus, một số loại nấm và vi khuẩn khác gây ra. Tên gọi này bắt nguồn từ hình dáng cồi mụn tương tự như cây đinh râu. Bề ngoài của mụn thường sưng đỏ và chứa mủ màu vàng hoặc trắng tương tự như mụn trứng cá, nhưng khi cử động cơ sẽ gây cảm giác đau nhức.
Mụn đinh râu có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Mụn thường mọc riêng lẻ ở những khu vực như cằm, quanh môi và quanh mũi. Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn mụn này với mụn trứng cá nhưng thực tế thì mụn đinh râu nguy hiểm hơn nhiều.
>>>Xem thêm: Mụn Nội Tiết Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Trị Dứt Điểm
Mụn đinh râu là loại mụn gì? (Nguồn: Internet)
Biểu hiện của mụn đinh râu
Bạn cần nhận biết mụn đinh râu từ sớm để có thể điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc. Để phân biệt mụn đinh râu với các loại mụn khác, bạn có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau đây:
- - Mụn đinh râu thường mọc riêng lẻ.
- - Mụn sưng đỏ tại chân của sợi râu.
- - Khi chạm vào sẽ có cảm giác hơi cứng và đau.
- - Mụn xuất hiện mủ vàng hoặc trắng cùng cảm giác đau nhức khó chịu khi cử động cơ.
Tuy nhiên, ở từng giai đoạn phát triển, mụn đinh râu sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể:
- - Giai đoạn 1 - Viêm tấy thời kỳ đầu: Nốt mụn ban đầu xuất hiện dưới dạng u đỏ, gây đau nhẹ, cảm giác cộm và cứng dưới da. Trong một số trường hợp, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sốt và rét run do tác động của vi khuẩn độc tố cao.
- - Giai đoạn 2 - Hóa mủ và phát triển ngòi: Mụn đinh râu từ trạng thái cứng chuyển sang mềm do tổn thương, bắt đầu hình thành mủ. Ngòi mụn phát triển, nhô lên như chiếc đinh, làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng so với giai đoạn đầu.
- - Giai đoạn 3 - Thoát mủ: Tổn thương trở nên mềm nhũn, vỡ ra và mủ chảy ra ngoài, giúp ngòi mụn thoát ra và để lại sẹo. Các dấu hiệu nhiễm trùng và đau nhức dần giảm và biến mất hoàn toàn.
>>> Xem thêm: Các Vị Trí Mụn Trên Mặt Nói Lên Điều Gì Về Sức Khỏe?
Các biểu hiện của mụn đinh râu (Nguồn: Internet)
Nguyên nhân gây mụn đinh râu là gì?
Mụn đinh râu trên mặt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu biết chính xác về các nguyên nhân gây mụn sẽ hỗ trợ bạn trong việc phòng ngừa, chăm sóc da hiệu quả, đồng thời hạn chế sự phát triển của mụn và các biến chứng tiềm ẩn. Thực chất, mụn đinh râu hình thành chủ yếu do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, gây nhiễm trùng và viêm nang lông, thường do vi khuẩn Staphylococcus gây ra. Loại vi khuẩn này tồn tại trên bề mặt da và niêm mạc, từ đó dễ dàng xâm nhập sâu vào lỗ chân lông. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể gây nhiễm trùng nếu da bạn bị tổn thương từ các hoạt động như nặn mụn, cạo râu, nhổ râu, hoặc các vết trầy xước xung quanh vùng miệng. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mụn bùng phát như:
- - Sự thay đổi hormone trong quá trình dậy thì, sau khi sinh và thời kỳ mãn kinh.
- - Dị ứng với côn trùng, môi trường sống và thực phẩm.
- - Yếu tố di truyền, khi có thành viên trong gia đình từng bị mụn đinh thì khả năng bạn có thể bị mụn đinh râu.
- - Tiếp xúc với đối tượng bị nhiễm vi khuẩn Staphylococcus.
- - Suy giảm hệ miễn dịch
- - Mặc quần áo chật gây ma sát và kích ứng da, làm tăng nguy cơ mụn đinh râu, đặc biệt ở lưng.
- - Vết cắn của côn trùng.
- - Không vệ sinh kỹ các dụng cụ cá nhân tiếp xúc với da hàng ngày.
- - Bệnh tiểu đường làm giảm khả năng kháng nhiễm trùng.
- - Viêm nhiễm mụn trứng cá.
>>> Xem thêm: Mụn cóc là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách trị, phòng ngừa
Nguyên nhân gây mụn đinh râu (Nguồn: Internet)
Mụn đinh râu có nguy hiểm không?
Không hiểu rõ về mụn đinh râu nên nhiều người vẫn rất chủ quan khi loại mụn này xuất hiện trên da. Vậy, mụn đinh râu có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ.
Thông thường, mụn đinh râu sẽ diễn biến trong vòng 6 - 8 ngày. Tuy nhiên, do chủ quan và thói quen sờ, nặn mụn, điều trị mụn không đúng cách nên tình trạng nhiễm khuẩn có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây viêm sưng vùng mặt, nhiễm khuẩn huyết, vi khuẩn dẫn lưu qua hệ thống tĩnh mạch gây viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng não, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Mụn đinh râu thường xuất hiện ở miệng, mũi - nơi có nhiều dây thần kinh và mạch máu quan trọng. Thói quen sờ nắn, nặn mụn không đúng cách có thể khiến tình trạng nhiễm khuẩn trở nên tồi tệ hơn, làm tăng nguy cơ lây lan nhiễm trùng sang các vùng da khác. Các biến chứng có thể bao gồm viêm sưng vùng mặt, tắc tĩnh mạch, co thắt cơ, thậm chí là nhiễm trùng máu, viêm màng não và đe dọa đến tính mạng.
>>> Xem thêm: Mụn cơm: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Cách xử lý mụn đinh râu an toàn, hiệu quả
Mụn đinh râu hình thành do sự xâm nhập của nhóm vi khuẩn tụ cầu và liên cầu, gây tổn thương cho tế bào máu và hệ thần kinh. Trong quá trình điều trị, quan trọng là phải tránh kích ứng mụn để ngăn chặn các biến chứng không mong muốn.
Khi phát hiện mụn đinh râu, tuyệt đối không tự ý nặn mụn; thay vào đó, bạn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc da phù hợp. Các bước xử lý mụn theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
- - Giai đoạn đầu: Đây là giai đoạn viêm tấy, những tổn thương mới bắt đầu hình thành. Vì thế, bạn nên chú ý vệ sinh da sạch sẽ, không nên nặn hay thoa bất kỳ loại hóa mỹ phẩm nào lên nốt mụn để tránh mụn viêm nhiễm nặng hơn. Bạn nên dùng dung dịch sát trùng, nước muối sinh lý để vệ sinh bề mặt da bị viêm sưng. Nếu giai đoạn này có dấu hiệu nhiễm trùng nặng thì cần thăm khám để được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh.
- - Giai đoạn hai: Không nên dùng tay sờ nắn nốt mụn, và nên lau rửa nhẹ nhàng vùng da bị mụn với nước muối sinh lý hoặc thuốc sát khuẩn.
- - Giai đoạn ba: Giai đoạn này mụn đinh râu bị vỡ và mủ chảy ra. Bạn nên dùng bông y tế để nặn mủ và ngòi mụn ra ngoài. Sau đó, sử dụng mỡ kháng sinh hoặc thuốc sát khuẩn để sát khuẩn vùng mụn. Tốt nhất, bạn nên đến cơ sở y tế để được xử lý nốt mụn, tránh nguy cơ sót mủ, tổ chức hoại tử trong khối viêm và hạn chế sẹo.
Đối với các nốt mụn sưng to, việc chườm ấm có thể hỗ trợ quá trình tiêu mủ diễn ra nhanh chóng, giúp lành các vết loét trên da. Phương pháp chườm ấm bao gồm việc ngâm mụn trong nước ấm hoặc sử dụng khăn sạch nhúng vào nước ấm đắp lên vùng mụn trong khoảng 20 phút, thực hiện vài lần mỗi ngày.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị mụn đinh râu, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm do bác sĩ kê đơn tùy vào tình trạng thực tế của mụn. Trường hợp mụn không có dấu hiệu thuyên giảm, bị viêm tấy, sưng to hơn thì bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để chích rạch, dẫn lưu mủ và có phác đồ điều trị thích hợp.
>>> Xem thêm: Mụn viêm là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị
Cách xử lý mụn đinh râu an toàn, hiệu quả (Nguồn: Internet)
Một số lưu ý trong quá trình điều trị mụn đinh râu
Tùy vào mức độ nguy hiểm của mụn đinh râu mà bạn có thể áp dụng cách trị mụn tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế. Với trường hợp mụn nhẹ có thể điều trị ngay tại nhà. Dù áp dụng cách nào thì trong quá trình điều trị mụn, bạn cũng cần lưu ý:
- Không sử dụng đá lạnh để chườm mụn: Khi mụn đinh bị sưng đau, nhiều người thường dùng đá lạnh để chườm mụn giảm đau, giảm sưng. Thế nhưng, hành động không hề làm giảm sưng mụn mà làm mụn bị sưng to hơn.
- Không sờ lên nốt mụn: Nhiều người thường có thói quen sờ, nặn mụn hoặc vô tình chạm vào mụn khiến mụn bị vỡ. Vì thế, trong quá trình điều trị mụn đinh râu bạn cần hết sức cẩn thận.
- Không đắp các loại lá cây lên mụn nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ: Trong dân gian có nhiều cách trị mụn đinh râu bằng lá cây và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, sử dụng các loại lá không đúng, không phù hợp có thể gây nhiễm trùng mụn đinh, rất nguy hiểm.
- Không tùy tiện sử dụng kháng sinh trị mụn: Thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau, giảm sưng mụn đinh râu nhưng chỉ nên sử dụng khi cần thiết. Lạm dụng thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
>>>Xem thêm: 10 Cách Trị Mụn Ẩn Dưới Da An Toàn, Hiệu Quả, Triệt Để
Cách phòng ngừa mụn đinh râu
Mụn đinh râu có thể xảy ra với bất kỳ ai và bạn cũng không ngoại lệ. Mặc dù vậy, bạn có thể chủ động phòng ngừa mụn bằng những cách sau:
- - Rửa mặt sạch sẽ: Da mặt nên được vệ sinh sạch sẽ 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt nhẹ dịu.
- - Vệ sinh tay trước khi chạm vào mặt: Tay cần được rửa sạch, sát khuẩn trước khi chạm lên mặt để tránh vi khuẩn lây lan lên da mặt.
- - Nên sử dụng sản phẩm chăm sóc da non-comedogenic: Các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, sản phẩm trang điểm nên được dán nhãn non-comedogenic (không chứa thành phần làm tắc nghẽn lỗ chân lông hay gây mụn) để hạn chế mụn đinh râu xuất hiện.
- - Không tự ý nặn mụn: Bất kỳ là loại mụn nào xuất hiện trên da đều không nên tự ý nặn. Nặn mụn không đúng cách có thể làm da bị nhiễm trùng, phát triển thành mụn đinh râu, làm tổn thương da, để lại sẹo.
- - Uống đủ nước: Nước giúp cân bằng độ ẩm cho da, hạn chế tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, ngăn ngừa mụn hiệu quả.
- - Chế độ ăn lành mạnh, khoa học: Chế độ ăn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt, chứa nhiều tinh bột,... - Những thức ăn này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều hơn các loại rau và trái cây.
- - Thay vỏ gối thường xuyên: Vỏ gối tiếp xúc với da mặt mỗi ngày và chứa nhiều vi khuẩn nên bạn cần thay thường xuyên để tránh vi khuẩn tấn công da mặt, gây mụn.
- - Hạn chế trang điểm: Bạn nên hạn chế trang điểm để da được nghỉ ngơi, ngăn ngừa mụn. Trường hợp da đang bị mụn thì bạn nên ngừng trang điểm một thời gian đến khi mụn lành hẳn để tránh mụn diễn biến nặng hơn.
>>>Xem thêm: Vì Sao Da Mặt Bị Ngứa Thường Xuyên? Làm Sao Để Da Hết Ngứa
Biện pháp phòng ngừa mụn đinh râu là gì? (Nguồn: Internet)
Gợi ý sản phẩm tăng cường đề kháng cho da mụn, ngừa mụn đinh râu tái phát
Mụn đinh râu có thể tái phát nếu không được chăm sóc đúng cách sau đó. Để hạn chế điều này, bạn nên lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Như đã đề cập ở trên, mụn đinh râu hình thành do tắc nghẽn lỗ chân lông, viêm nang lông, khiến vi khuẩn xâm nhập. Do đó, để ngăn ngừa mụn tái phát, bạn cần tăng cường hệ miễn dịch cho làn da sau mụn. Bạn có thể cân nhắc Tinh chất dưỡng tăng cường hệ miễn dịch cho da mụn Eucerin Pro Acne SOS Serum, giải pháp lý tưởng cho những làn da nhạy cảm dễ nổi mụn. Serum trị mụn này bao gồm các thành phần lành tính, không gây kích ứng, hỗ trợ việc củng cố hàng rào bảo vệ tự nhiên cho da.
Thành phần chính:
- - Phức hợp 3X Axit (AHA/BHA/PHA): Chứng minh lâm sàng có khả năng giảm mụn một cách nhanh chóng, mà không gây ra các phản ứng phụ như ngứa, đỏ, rát hay bong tróc da.
- - Carnitine, Decanediol, Licochalcone A: Công thức này giúp kiểm soát lượng dầu thừa và loại bỏ vi khuẩn gây mụn hiệu quả.
Công dụng chính:
- - Hỗ trợ giảm mụn một cách hiệu quả và ngăn chặn sự xuất hiện của mụn mới.
- - Tăng cường khả năng miễn dịch cho da, bảo vệ da khỏi các yếu tố gây mụn.
Ưu điểm:
- - Không chứa các chất như cồn, hương liệu, paraben, hay bất kỳ thành phần nào khác có thể gây kích ứng da.
- - Phức hợp 3X có khả năng loại bỏ dầu thừa chỉ trong 8 tiếng.
- - Thiết kế tuýp nhỏ tiện lợi, dễ dàng đem theo
- - Được kiểm chứng an toàn cho các loại da (da thường, da dầu, da khô, da hỗn hợp, kể cả da nhạy cảm).
Giá tham khảo: 479.000 VNĐ/ 40ML.
Tinh chất trị mụn Eucerin Pro-Acne SOS Serum (Nguồn: Eucerin)
Bài viết trên của Eucerin vừa chia sẻ đến bạn những kiến thức cơ bản nhất về mụn đinh râu và cách điều trị, phòng ngừa mụn hiệu quả. Tin chắc, nếu bạn biết cách chăm sóc và bảo vệ da thì bất kỳ một loại mụn nào cũng ít có cơ hội xuất hiện. Chúc bạn có được làn da khỏe đẹp và sạch mụn. Đừng quên theo dõi Eucerin.vn để cập nhập thêm nhiều kiến thức chăm sóc da hữu ích cũng như lựa chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp.