mụn cơm

Mụn cơm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

5 phút đọc
Xem thêm

Mụn cơm là một trong những bệnh lý thường xuất hiện trên da mặt. Tuy loại mụn này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng tình trạng này khiến nhiều người mất tự tin bởi chúng chủ yếu xuất hiện xung quanh khu vực mắt gây mất thẩm mỹ. Bài viết sau của Eucerin sẽ chia sẻ các thông tin về cách điều trị mụn cơm hiệu quả. Cùng khám phá ngay!

>>> Xem thêm:



Mụn cơm là gì?

Mụn cơm, còn gọi là mụn cóc, là dạng tăng cao của da tạo nên những nốt sần nhỏ do virus HPV gây ra, thường lành tính. Khác với một số bệnh về da khác, mụn cơm có thể mọc ở nhiều vị trí trên cơ thể như tay, chân, mặt hay quanh mắt. Mụn có màu trắng hoặc hơi đục, bề mặt thô ráp khi chạm vào và không gây đau.

Mụn cơm là bệnh da lành tính, không gây đau và có thể tự biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi mụn mọc thành cụm trên mặt, nó có thể gây mất thẩm mỹ. Bề mặt mụn thường xuất hiện các chấm đen nhỏ do mao mạch bị huyết khối.

Tỷ lệ trẻ em mắc mụn cơm cao hơn người lớn vì thường xuyên trầy xước da, đi chân trần hoặc cắn móng tay. Phụ nữ làm móng cũng có nguy cơ cao. Mụn cơm lây lan qua tiếp xúc với dịch bên trong mụn, khiến chúng dễ lan ra các vùng khác trên cơ thể.

>>> Xem thêm: Da Mặt Đột Nhiên Nổi Nhiều Mụn Do Đâu? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Mụn cơm là gì?

Mụn cơm lành tính và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn rồi tự biến mất (Nguồn: Eucerin)

Nguyên nhân gây mụn cơm

Mụn cơm hay mụn hạt cơm trên cơ thể là do virus HPV gây ra. Theo nghiên cứu của các bác sĩ da liễu thì có đến hơn 100 chủng loại virus HPV được phân loại. Dạng virus này có khả năng xâm nhập và phát triển, sinh trưởng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể để gây nên hiện tượng mụn cơm như ở tay, ở lòng bàn chân, ở quanh mắt hay ở bộ phận sinh dục. Những virus gây nên các dạng tổn thương trên da như u nhú, mụn cóc phổ biến phải kể đến đó là HPV TYPE 1, 2, 3, 10…

>>> Xem thêm: Top 9 nguyên nhân gây mụn ở mặt và những điều cần lưu ý

Mụn cơm trông như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Mụn cơm là những nốt sần nhỏ, mềm, có màu da, trắng, hồng hoặc nâu, khi chạm vào có cảm giác thô ráp. Mụn có thể mọc riêng lẻ hoặc theo từng cụm. Trên bề mặt mụn thường có những chấm nhỏ màu đen, thường gọi là hạt mụn cơm, thực chất là mao mạch bị huyết khối.

Mụn cơm có thể xuất hiện ở lòng bàn chân, đặc trưng bởi các nốt sần nhỏ màu hồng hoặc nâu nhạt, kèm theo chấm đen li ti.

Ngoài các bộ phận thường gặp mụn cơm như tay, chân, mặt thì mụn cơm sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, thường gặp ở vùng sinh dục, mu hoặc ống hậu môn. Ở phụ nữ, mụn có thể mọc trong âm đạo.

Mụn hạt cơm phẳng nhỏ, mềm hơn so với mụn thông thường, thường xuất hiện trên mặt hoặc chân, phổ biến nhất ở trẻ em.

 >>> Xem thêm: Các loại mụn trên mặt: Phân biệt, nguyên nhân & cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết mụn cơm

Mụn cơm xuất hiện trên cơ thể một cách đơn độc hoặc tụ lại thành từng đám (Nguồn: Eucerin)

Những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh mụn cơm

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn cơm:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ cao hơn.
  • - Những người có hệ miễn dịch yếu, như bệnh nhân HIV/AIDS hoặc những người đã cấy ghép nội tạng.
  • - Đi chân trần trên các bề mặt ẩm ướt, chẳng hạn như phòng tắm, phòng thay đồ công cộng hoặc khu vực hồ bơi.
  • - Sử dụng chung khăn tắm, dao cạo hoặc các vật dụng cá nhân khác với người mắc mụn cóc.
  • - Thói quen cắn móng tay hoặc lớp biểu bì.
  • - Mang giày chật, gây mồ hôi cho chân.

>>> Xem thêm: Mụn nang là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mụn cơm có lây không?

Mụn cơm có khả năng lây lan từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc với dịch bên trong mụn. Điều này lý giải tại sao mụn có thể nhanh chóng lan ra các khu vực lân cận trên cơ thể. Khi người bị mụn gãi hoặc chà xát, virus có thể xâm nhập qua vết thương, gây nhiễm trùng và hình thành mụn mới. Đặc biệt, việc cạo lông chân khi có mụn có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Những người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ mắc bệnh ở mức độ rộng hơn.

Ngoài ra, mụn cơm cũng có thể lây lan gián tiếp qua các vật dụng tiếp xúc với dịch chứa virus, chẳng hạn như đồ dùng chung, đồ bơi, nhà tắm công cộng, hoặc thậm chí giày và dép.

Mụn cơm có tự hết không?

Mụn cơm là bệnh da lành tính, có thể tự biến mất sau 1-2 năm nhờ sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mụn cơm lây lan nhanh, gây khó chịu, đặc biệt khi xuất hiện ở môi hoặc quanh mắt. Dù ít gây ra biến chứng như đau nhức, nhiễm trùng hay để lại sẹo, mụn cơm vẫn cần được theo dõi và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.

>>> Xem thêm: Mụn Cám Là Gì? Nguyên Nhân, Vị Trí Ưa Mọc Và Cách Điều Trị 

Cách điều trị mụn cơm

Mặc dù mụn cơm có thể tự biến mất khỏi cơ thể nhưng cần thời gian khá lâu. Vì vậy, loại mụn này vẫn gây ra tình trạng mất thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti. Dưới đây là một số cách trị mụn cơm hiệu quả được nhiều người tin tưởng mà bạn có thể tham khảo áp dụng. 

Thoa thuốc Axit salicylic

Nhắc đến những cách trị mụn cơm ở mặt hiệu quả phải đề cập đến giải pháp sử dụng các loại kem, gel và thuốc trị mụn cơm không kê đơn có chứa axit salicylic. Một điều cần đặc biệt lưu ý khi áp dụng phương pháp này đó là bảo vệ vùng da xung quanh mụn trước khi thoa thuốc vì axit salicylic có thể khiến cấu trúc da da khỏe mạnh bị phá hủy. Không được sử dụng hóa chất này cho vùng mắt và mắt.

Để thuốc thấm nhanh vào mụn cơm, bạn nên ngâm vị trí xuất hiện mụn trong nước khoảng 5 phút. Thoa thuốc đều đặn hằng ngày và duy trì trong khoảng 3 tháng để đảm bảo công dụng của thuốc được phát huy tối đa. Nếu cảm thấy vùng da xung quanh trở nên đau và rát thì nên ngưng thoa thuốc ngay.

>>> Xem thêm: 15 Cách trị mụn ẩn dưới da tại nhà an toàn hiệu quả

Thoa thuốc Axit salicylic trị mụn cơm

Thoa thuốc đều đặn hằng ngày và duy trì trong khoảng 3 tháng để đảm bảo công dụng của thuốc được phát huy tối đa (Nguồn: Eucerin)

Thoa chất Cantharidin

Cantharidin được biết đến là hợp chất có chiết xuất từ loại bọ ban miêu. Sự kết hợp giữa chất này cùng một số loại hóa chất khác rồi thoa lên mụn cơm để “đánh bay” loại mụn này. Hợp chất này có thể khiến cho làn da xung quanh mụn cơm bị phồng rộp và sẽ tự động hết sau khi mụn đã được loại bỏ hoàn toàn nên bạn không cần quá lo lắng.

>>> Xem thêm: Cách trị mụn đỏ 2 bên má hiệu quả cấp tốc không thâm sẹo

Thoa thuốc Axit salicylic điều trị mụn cơm

Cantharidin được kết hợp cùng một số loại hóa chất khác rồi thoa lên mụn cơm (Nguồn: Eucerin)

Liệu pháp áp lạnh trị mụn cơm

Liệu pháp áp lạnh thường được sử dụng để điều trị mụn cơm xuất hiện ở tay. Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành phun nitơ trực tiếp lên mụn cóc để phá hủy những tế bào. Nếu mụn có kích thước lớn thì bác sĩ gây tê cục bộ trước và phun nitơ nhiều hơn một lần. Giải pháp áp lạnh thường ít gây ra những biến chứng nguy hiểm so với phẫu thuật.

>>> Xem thêm: Cách Trị Mụn Viêm Đỏ Không Nhân Hiệu Quả Và Nhanh Chóng

Liệu pháp áp lạnh loại bỏ mụn cơm hiệu quả

Liệu pháp áp lạnh thường được sử dụng để điều trị mụn cơm xuất hiện ở tay (Nguồn: Eucerin)

Vi phẫu

Vi phẫu là giải pháp loại bỏ mụn cơm bằng dao điện. Cách trị mụn cơm này có thể để lại sẹo mụn nên thường chỉ được chỉ định cho những nốt mụn nằm ở các khu vực khó nhìn thấy như ở lưng hay dưới chân. Hoặc, trong trường hợp người gặp phải tình trạng mụn cơm không đáp ứng được các biện pháp điều trị khác thì vi phẫu sẽ là cách thức phù hợp nhất.

Laser trị mụn hạt cơm

Phương pháp laser trị mụn khá tốn kém nên thường chỉ dành cho các tình trạng bị mụn cơm “chai lì”, khó chữa. Điểm trừ của giải pháp này đó là có khả năng cao để lại sẹo. Thông thường, trước khi tiến hành thực hiện laser, các bác sĩ sẽ thoa lên mụn cơm một lượng nhỏ axit có nồng độ cực nhẹ. Sau đó, các lớp da bị đốt bởi axit sẽ được loại bỏ rồi thoa một mỡ vaseline lên. Cuối cùng, bác sĩ sẽ dán băng đè lên trên như vậy cho đến lần thoa axit kế tiếp.

>>> Xem thêm: Cách chăm sóc da sau laser - Các bước cực kỳ đơn giản

Cách phòng ngừa mụn cơm

Phương pháp Laser thường chỉ dành cho các tình trạng bị mụn cơm “chai lì”, khó chữa (Nguồn: Eucerin)

Cách phòng ngừa mụn cơm

Để phòng ngừa tình trạng mụn cơm xuất hiện trên các bộ phận trên cơ thể, bạn nên lưu ý thực hiện một số biện pháp dự phòng như sau:

  • - Tuyệt đối không cắn móng tay bởi vì mụn cơm thường xuất hiện khi vùng da có những tổn thương. Việc cắn vùng da quanh khu vực móng tay có thể tạo cơ hội “hoàn hảo” cho virus HPV xâm nhập vào da.
  • - Chăm sóc da ở các khu vực có mụn cơm cẩn thận để tránh lây virus sang các vùng da lành.
  • - Không sử dụng chung những vật dụng cá nhân bởi loại virus HPV này có khả năng lây truyền từ vật dụng của người gặp phải hiện tượng mụn cơm.
  • - Không dùng tay nặn mụn, tránh tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc.
  • - Hạn chế đi lại bằng chân trần trên những bề mặt ẩm ướt.
  • - Giữ chân luôn khô thoáng. Nếu bàn chân của bạn thường xuyên đổ mồ hôi nhiều thì cần đi tất có khả năng hút ẩm tốt.
  • - Hạn chế gây ra tổn thương ở lòng bàn chân - khu vực mà mụn cơm thường phát triển dễ dàng.
  • - Nếu chạm vào mụn cơm thì cần rửa sạch tay ngay sau đó.

Cách phòng ngừa mụn cơm

Chăm sóc da ở các khu vực có mụn cơm cẩn thận để tránh lây virus sang các vùng da lành (Nguồn: Eucerin)

Những câu hỏi thường gặp về mụn cơm là gì?

Dưới đây là giải đáp thắc mắc về mụn cơm bạn có thể tham khảo

Mụn cơm thường mọc ở đâu?

Mụn cơm thường mọc ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân.

Mụn gạo có nặn được không?

Mụn gạo không có nhân, vì vậy bạn không thể nặn chúng. Cố gắng nặn mụn gạo có thể dẫn đến thâm sẹo và làm lây lan mụn sang các vùng da khác. Hơn nữa, nếu bạn nặn mụn mà không có chuyên môn hoặc khi da chưa được làm sạch, nguy cơ mụn viêm và sưng sẽ tăng cao.

 

Trên đây là các thông tin về mụn cơm là gì và cách trị mụn cơm hiệu quả. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ trang bị được thêm nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh loại mụn gây mất thẩm mỹ này cũng như ứng dụng được cách chữa trị phù hợp với tình trạng của bản thân. Đừng quên theo dõi Eucerin để đọc thêm nhiều bài viết chia sẻ hữu ích khác cũng như truy cập trang sản phẩm Eucerin để lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da phù hợp, chất lượng.

 

Tìm đại lý bán lẻ