Cách điều trị mụn bọc ở trán hiệu quả

Mụn bọc ở trán: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

5 phút đọc
Xem thêm

Mụn bọc ở trán gây mất thẩm mỹ, đau nhức, khó chịu cho bất kỳ ai nếu gặp phải. Loại mụn này xuất hiện ở trán do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bước skincare cho da mụn và giải pháp điều trị mụn bọc ở trán như thế nào hiệu quả vẫn luôn là thắc mắc của nhiều người. Vì thế, bài viết này của Eucerin sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về mụn bọc ở trán cách trị mụn bọc hiệu quả nhất.

 

Nguyên nhân gây nên mụn bọc ở trán

nguyên nhân gây nên mụn bọc ở trán

Mụn bọc ở trán gây đau nhức (Nguồn: Internet)

Mụn bọc ở trán có thể xảy ra ở bất kỳ giới tính, không phân biệt nam hay nữ. Có nhiều nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí mặt, do vậy để điều trị mụn bọc tận gốc, bạn cần xác định được lí do từ đâu gây nên tình trạng mụn. Cũng như có nhiều dạng mụn bọc và ở nhiều vị trí khác nhau gây khó chịu và mất thẩm mỹ trên gương mặt như mụn ở tránmụn bọc không đầumụn bọc chai cứng, mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở mũiSau đây là một số nguyên nhân hình thành mụn bọc ở trán thường gặp nhất.

>>>Xem thêm: Không nặn mụn có tự hết không

Vi khuẩn P.Acnes gây nên mụn bọc ở trán

Môi trường sống không được vệ sinh sạch sẽ, chăn, ga, gối, nệm, khăn lau mặt không được giặt giũ thường xuyên và những thói quen xấu gây mụn như sờ tay lên mặt sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn P.Acnes tấn công da. Ngoài ra trong những thời điểm làn da dễ kích ứng như khi vừa lấy nhân mụn, nếu không nắm được nặn mụn xong nên làm gì sẽ dễ làm tổn thương da, gây nên tình trạng nổi mụn. 

>>>Xem thêm: Cách trị mụn đỏ 2 bên má

Sự thay đổi hormone trong cơ thể

Sự thay đổi bất thường của hormone nội tiết bên trong có thể cũng làm xuất hiện mụn bọc ở trán. Đặc biệt, trong các giai đoạn như dậy thì, tiền mãn kinh, mãn kinh, hormone sinh dục tăng sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, gây bít tắc lỗ chân lông.

Ngoài ra, hormone Adrenaline tăng cũng gây mụn vùng trán. Hormone này có xu hướng tăng khi cơ thể rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi,... Chế độ ăn không lành mạnh, ăn nhiều thức ăn cay nóng, thường xuyên thức khuya cũng làm thay đổi hormone bên trong cơ thể.

>>>Xem thêm: Mụn nội tiết

Kích ứng mỹ phẩm gây mụn bọc ở trán

kích ứng mỹ phẩm gây mụn bọc ở trán

Kích ứng mỹ phẩm gây mụn bọc ở trán (Nguồn: Internet)

Sử dụng mỹ phẩm, chất tẩy trang chứa thành phần gây hại cho da như chất tẩy, cồn, chất làm se da, gốc dầu,... đều sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng da. Da bị bào mòn, tiết nhiều dầu nhờn, viêm nhiễm sẽ hình thành mụn bọc ở trán. Nhất là đối với việc trị mụn cho những làm da nhạy cảm, chỉ với một thay đổi nhỏ cũng có thể gây nên mụn trên nền da vốn đã mỏng manh.

>>> Xem thêm: Mụn dị ứng mỹ phẩm

Đổ nhiều mồ hôi gây nên mụn bọc

Đổ mồ hôi là cơ chế tự nhiên rất tốt cho da, giúp giải độc cơ thể. Mồ hôi có thể giúp lỗ chân lông giãn nở, rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn, cải thiện tình trạng da mụn. Thế nhưng, đó là khi mồ hôi được làm sạch ngay sau đó. Trong trường hợp đổ mồ hôi quá nhiều lại và không có phương pháp rửa mặt đúng cách lại gây ra tác dụng ngược, làm tăng lượng dầu thừa bên trong nang lông, nếu không được rửa sạch sẽ khiến cho tình trạng mụn bọc ở trán trở nên tồi tệ hơn.

>>>Xem thêm: Nặn mụn ở spa

Nhiều dầu thừa gây ra mụn bọc

mụn bọc ở trán do da dầu

Dầu thừa là nguyên nhân chính gây mụn bọc ở trán (Nguồn: Internet)

Dầu thừa cũng là một trong những nguyên nhân chính gây mụn bọc ở trán. Tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ khiến da mặt luôn tồn đọng dầu thừa khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây bí da. Đây là điều kiện lý tưởng để các loại mụn xuất hiện và phát triển mạnh như mụn đầu đen ở mũi và cả mụn bọc.

 Sản phẩm dành cho tóc cũng là nguyên nhân hình thành mụn bọc

sản phẩm cho tóc gây mụn bọc ở trán

Sản phẩm chăm sóc tóc dính lên trán có thể gây mụn (Nguồn: Internet)

Khi sử dụng một số sản phẩm chăm sóc tóc, vùng da trán cũng dễ bị ảnh hưởng. Những sản phẩm này thường có tính nhờn và dính trên da, nếu không được vệ sinh kỹ thì mụn bọc xuất hiện cũng là điều khó tránh khỏi. 

>>>Xem thêm: Mẹo sử dụng mỹ phẩm không bị dị ứng

Vệ sinh da mặt không đúng cách

vệ sinh da mặt sai cách

Rửa mặt không đúng cách cũng có thể gây mụn bọc (Nguồn: Internet)

Mỗi ngày, da mặt tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, chưa kể đến lớp makeup dày trên da. Nếu bạn chỉ rửa mặt qua loa, không sử dụng nước tẩy trang hay sữa rửa mặt thì chất bẩn và cặn trang điểm sẽ không được làm sạch hoàn toàn và tích tụ lâu ngày trên da gây tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành mụn bọc ở trán. Nhưng hãy lưu ý chọn những sản phẩm an toàn cho da như dược mỹ phẩm trị mụnsữa rửa mặt trị mụn, toner cho da dầu mụn và luôn tham khảo ý kiến chuyên da trước khi sử dụng.

Đeo phụ kiện chật, để tóc mái

Mũ bảo hiểm hay các loại mũ nón thông thường, băng đô, khăn,... quá chật sẽ khiến da vùng trán bị cọ xát, tổn thương và xuất hiện mụn bọc. Những phụ kiện này nếu không được vệ sinh cũng dễ kích thích mụn xuất hiện. Ngoài ra, một số người để tóc mái kết hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng cũng có thể gây mụn bọc ở trán.

>>>Xem thêm: Kem chống nắng cho da dầu mụn

Cách điều trị mụn bọc ở trán an toàn, hiệu quả

Mụn bọc ở trán có thể điều trị hiệu quả theo nhiều cách khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng mụn, nguyên nhân gây mụn mà bạn có thể lựa chọn giải pháp phù hợp. Sau đây là một số cách điều trị mụn bọc ở trán an toàn, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

Kháng sinh dạng uống

trị mụn bọc với kháng sinh dạng uống

Uống thuốc kháng sinh trị mụn theo hướng dẫn của bác sĩ (Nguồn: Internet)

Với những trường hợp bị mụn bọc ở trán nặng, bác sĩ thường sẽ kê thuốc kháng sinh dạng uống kết hợp với thuốc bôi. Một loại kháng sinh được kê đơn là Tetracycline, có tác dụng chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, cải thiện tình trạng mụn. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể khiến da của bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Lưu ý: Tetracycline không được sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Thay vào đó, nhóm đối tượng này thường được khuyên dùng Erythromycin để điều trị mụn.

Thuốc kháng sinh dạng uống có thể điều trị mụn bọc ở trán hiệu quả nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng hay sử dụng một cách tùy tiện. Tùy vào mức độ phản ứng với quá trình điều trị mà một đợt kháng sinh có thể kéo dài từ 4 - 6 tháng.

>>>Xem thêm: Cách trị da mặt nhờn

Kháng sinh dạng bôi

trị mụn bọc ở trán bằng kháng sinh dạng bôi

Trị mụn bằng kháng sinh dạng bôi (Nguồn: Internet)

Ngoài kháng sinh dạng uống thì một số loại kháng sinh dạng bôi cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm đau nhức, viêm sưng. Thuốc kháng sinh dạng bôi thường được dùng để trị mụn bọc ở trán là:

  • Thuốc Isotretinoin: Đây là thuốc có chứa dẫn xuất của vitamin A có tác dụng kiểm soát dầu thừa, ngăn ngừa hoặc giảm bít tắc lỗ chân lông, phục hồi những tổn thương.
  • - Axit Salicylic: Thuốc có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, giảm ngứa rát do mụn bọc gây nên. Ngoài ra, thuốc còn giúp loại bỏ dầu nhờn, làm sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa sự phát triển của mụn.
  • - Benzoyl Peroxide: Benzoyl Peroxide: khi thấm sâu vào tổn thương mụn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, thuốc còn giúp làm khô đầu nhân mụn nhanh chóng, giúp đẩy mụn lên bề mặt da.

>>>Xem thêm: Peel da trị mụn

Tẩy tế bào chết giúp điều trị mụn ở trán

tẩy tế bào chết giúp trị mụn bọc ở trán

Tẩy tế bào chết giúp trị mụn (Nguồn: Internet)

Tẩy tế bào chết giúp làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông cũng là một cách để điều trị mụn bọc ở trán. Lưu ý, sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp là tẩy tế bào chết hóa học, không gây kích ứng da. Nếu bạn sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý có thể sẽ khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

Cấp ẩm cho da

cấp ẩm trị mụn bọc ở trán

Cấp ẩm cho da là một cách để điều trị mụn bọc (Nguồn: Internet)

Da khô sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, gây mụn. Do đó, cách điều trị mụn bọc ở trán là bạn cần kiểm soát hoạt động của tuyến nhờn. Vậy nên, sau bước rửa mặt, bạn hãy thoa một lớp kem dưỡng ẩm để da không bị mất nước và cấp ẩm kịp thời cho da ngay sau đó.

>>> Xem thêm: Dưỡng ẩm cho da dầu

Trị mụn bọc ở trán bằng AHA/BHA/PHA

Bổ sung các hoạt chất AHA/BHA/PHA vào các sản phẩm skincare cho da dầu mụn giúp làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn hình thành. Hơn nữa, sự xuất hiện của những hoạt chất này trong các sản phẩm trị mụn còn giúp làm dịu da, giảm viêm, làm lành những tổn thương do mụn bọc ở trán gây nên. Bạn cũng có thể tham khảo một số loại kem trị mụn bọc chuyên biệt để hỗ trợ điều trị mụn.

Một trong những sản phẩm trị mụn bọc ở trán có chứa AHA/BHA/PHA mà bạn có thể tham khảo là Tinh chất trị mụn A.I Clearing Treatment của Eucerin. Sản phẩm có chứa phức hợp 10% Hydroxy gồm AHA, BHA và PHA mang lại hiệu quả kháng khuẩn, tiêu sừng, làm thông thoáng lỗ chân lông. Bên cạnh đó, sự có mặt của Licochalcone A trong sản phẩm còn giúp giảm tiền viêm dưới da, ngăn ngừa mụn tái phát. Tinh chất trị mụn A.I Clearing Treatment cũng đã được chứng minh lâm sàng và da liễu giúp giảm mụn chỉ sau 1 tuần sử dụng.

tinh chất trị mụn bọc của Eucerin

Tinh chất trị mụn A.I Clearing Treatment trị mụn bọc ở trán hiệu quả (Nguồn: Interent)

Trị mụn bọc ở trán bằng Retinoid

Retinoid có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ mụn, ngăn ngừa nguy cơ hình thành mụn bọc ở trán. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Retinoid, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được sản phẩm có thực sự phù hợp với làn da hay không, tránh gây kích ứng da.

>>> Xem thêm: Cách trị mụn thâm

Trị mụn bọc ở trán bằng laser

Trj mụn bọc ở trán bằng phương pháp laser 

Trị mụn bọc ở trán bằng tia laser (Nguồn: Internet)

Tại các cơ sở thẩm mỹ, mụn bọc ở trán được điều trị bằng liệu pháp laser. Tia laser khi được chiếu lên vùng da mụn sẽ giúp tiêu diệt ổ vi khuẩn gây mụn. Đồng thời, trị mụn bằng laser cũng sẽ giúp kích thích tăng sinh collagen, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da hiệu quả hơn.

Cách ngăn ngừa mụn bọc ở trán

Mụn bọc ở trán hoàn toàn có thể điều trị, thế nhưng tốt hơn hết là bạn nên chủ động ngăn ngừa mụn xuất hiện để hạn chế tối đa những tổn thương da. Vì thế, để duy trì một làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa mụn, bạn cần kiên trì thực hiện các cách sau:

  • - Tẩy da chết do da định kỳ, đều đặn 2 lần/tuần.
  • - Cấp ẩm cho da đầy đủ, đảm bảo độ ẩm cho da bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm, uống đủ nước.
  • - Tránh để sản phẩm chăm sóc tóc tiếp xúc nhiều với trán
  • - Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, nước ngọt, đồ uống có gas, rượu, bia, cà phê, thuốc lá,...
  • - Tập thể dục thường xuyên
  • - Thường xuyên vệ sinh mũ, nón, khẩu trang
  • - Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng

 >>> Xem thêm: Mụn đầu đen và sợi bã nhờn

Những thông tin mà Eucerin chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn bọc ở trán. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng mụn bọc xuất hiện trên trán thì hãy cân nhắc lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị phù hợp nhất để đem lại hiệu quả tối ưu. Tất nhiên, bạn cũng đừng quên chăm sóc da mụn đúng cách, xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh để có được làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa mụn xuất hiện.

 

Tìm đại lý bán lẻ