Dị ứng da mặt là gì?
Dị ứng ở mặt là tình trạng da mặt xuất hiện các vết mẩn đỏ, phát ban do tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng. Việc mắc phải dị ứng da mặt có thể mang lại các tổn thương da khác nhau và sự khó chịu cho người mắc phải. Mức độ dị ứng da mặt có thể thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây dị ứng, cơ địa của người bị ảnh hưởng và các tác nhân đi kèm khác.
Trong một số trường hợp, dị ứng da chỉ xuất hiện nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng cũng có những lúc tình trạng này trở nên nghiêm trọng, kéo dài và ảnh hưởng sâu sắc đến thẩm mỹ cũng như tâm lý của người bệnh.
>>> Xem thêm: Bệnh Viêm Da Dị Ứng ở cơ thể – Nhận biết và kiểm soát bùng phát bệnh
Mức độ dị ứng da mặt có thể thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan (Nguồn: Internet)
Nguyên nhân gây dị ứng da mặt
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng da mặt bị dị ứng, bao gồm:
- - Vệ sinh da không đúng cách: Việc vệ sinh da không kỹ càng sẽ khiến dầu, bã nhờn, bụi bẩn và mỹ phẩm tích tụ, gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn và tình trạng viêm nhiễm.
- - Dị ứng mỹ phẩm: Sử dụng các loại mỹ phẩm có thành phần gây kích ứng, sử dụng không đúng cách hoặc dùng mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc có thể gây tổn thương da.
- - Làn da nhạy cảm: Những người có làn da nhạy cảm thường dễ bị tác động bởi sự thay đổi đột ngột về thời tiết, như quá nóng hoặc quá lạnh, gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ.
- - Dị ứng thực phẩm: Một số thực phẩm như thịt bò, hải sản, trứng, sữa, rau muống có thể gây nên phản ứng dị ứng trên da mặt.
- - Môi trường ô nhiễm: Sống trong môi trường ô nhiễm với nhiều bụi bẩn, hóa chất, kim loại nặng có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da không thể hô hấp và đào thải độc tố, dẫn đến hiện tượng dị ứng da mặt.
>>> Xem thêm: Mụn dị ứng trên da mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hữu hiệu
Dị ứng da mặt có thể do việc vệ sinh da mặt không đúng cách (Nguồn: Internet)
Dấu hiệu da mặt bị ứng là gì?
Khi da mặt bị dị ứng, một số dấu hiệu thường gặp bao gồm:
- - Nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa: Tình trạng này có thể do dị ứng với mỹ phẩm đang sử dụng. Da tăng tiết bã nhờn, lỗ chân lông bị bít kín, vi khuẩn phát triển, gây đau rát kèm da mặt bị ngứa từng đợt.
- - Mề đay: Xuất hiện nhiều sẩn trên da, tương tự như vết muỗi cắn hay lằn roi, kèm theo ngứa khó chịu.
- - Viêm da dị ứng: Trên bề mặt da xuất hiện từng mảng hồng ban. Đôi khi còn kèm theo mụn nhọt, mụn nước, đây là trường hợp cần điều trị bởi bác sĩ da liễu do nguy cơ nhiễm trùng cao.
- - Chàm tiếp xúc: Trên da xuất hiện từng mảng hồng ban có giới hạn rõ ràng, kèm theo mụn nước và ngứa dai dẳng.
Ngoài những triệu chứng da mặt nổi mẩn đỏ, các dấu hiệu khác có thể xuất hiện như sưng tấy, mẩn ngứa thành nốt ban đỏ, hoặc nổi mề đay giống như vết muỗi cắn.
>>> Xem thêm: Bệnh Viêm da dị ứng ở mặt của trẻ em – Nhận biết và phương pháp chăm sóc
Dị ứng da mặt có thể biểu hiện khác nhau dựa trên tình trạng của từng người (Nguồn: Internet)
Cách trị dị ứng da mặt tại nhà
Khi gặp phải tình trạng dị ứng da mặt, những câu hỏi thường được đặt ra là "Làm sao để hết dị ứng da mặt?" và "Dị ứng da mặt thì phải làm sao?". Để tìm được câu trả lời và giúp tình trạng dị ứng thuyên giảm, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:
Xác định nguyên nhân chính gây dị ứng da mặt
Xác định nguyên nhân gây dị ứng da mặt là bước quan trọng nhất để có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hiệu quả. Nếu không thể xác định được nguyên nhân cụ thể, bạn có thể thực hiện các biện pháp loại trừ sau:
- - Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có thể gây kích ứng da.
- - Cẩn thận xem xét các thành phần như chì, dầu khoáng, cồn,... có thể là nguyên nhân gây dị ứng.
- - Tránh tiếp xúc với các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa,...
- - Đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa,...
Áp dụng các biện pháp loại trừ này sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây dị ứng da mặt, từ đó có thể thực hiện các biện pháp điều trị và chăm sóc da hiệu quả hơn.
>>> Xem thêm: Cách trị mụn dị ứng da mặt đơn giản và hiệu quả nhất
Xác định nguyên nhân gây dị ứng da mặt để tìm kiếm cách khắc phục hiệu quả (Nguồn: Internet)
Phương pháp điều trị dị ứng da mặt an toàn tại nhà
Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây dị ứng da mặt, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên ngay tại nhà để giúp làm giảm các triệu chứng này, cụ thể như sau:
- Dùng nước muối sinh lý làm dịu da mặt dị ứng: Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, giúp làm dịu da và giảm mẩn ngứa hiệu quả. Cách thực hiện đơn giản là pha 1 muỗng cà phê muối ăn vào một cốc nước ấm, sau đó, sử dụng dung dịch này để nhẹ nhàng rửa sạch vùng da mặt bị dị ứng. Bạn có thể lặp lại quy trình này vài lần trong ngày để mang lại hiệu quả tối ưu.
- Dùng thuốc điều trị dị ứng da mặt: Đối với trường hợp dị ứng da mặt nghiêm trọng, bệnh nhân cần sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm:
- + Thuốc mỡ kháng sinh: Giảm viêm, ức chế vi khuẩn P. acnes gây mụn.
- + Thuốc kháng histamin H1: Ức chế histamin, làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng.
- + Thuốc corticoid: Có tác dụng chống dị ứng và giảm viêm nhanh chóng, nhưng cần sử dụng cẩn trọng vì có thể gây mỏng da hoặc da nhiễm corticoid.
- + Thuốc ức chế Calcineurin (Pimecrolimus, Tacrolimus): Ngăn chặn quá trình phóng thích kháng nguyên, giúp giảm các triệu chứng dị ứng nhanh chóng, nhưng cần lưu ý về tác dụng phụ.
>>> Xem thêm: Cách phục hồi da bị dị ứng mỹ phẩm tại nhà hiệu quả, an toàn
Các trường hợp dị ứng da mặt nặng có thể tham khảo sử dụng thuốc theo liệu trình của bác sĩ chuyên khoa (Nguồn: Internet)
Cách trị dị ứng da mặt tại nhà do thực phẩm
Khi gặp phải trường hợp dị ứng thực phẩm, bạn có thể sử dụng thuốc chống dị ứng như kháng histamin và corticoid (ví dụ methylprednisolone) đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Các loại thuốc này có tác dụng kiểm soát và làm giảm các triệu chứng dị ứng hiệu quả. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được bác sĩ kê đơn vitamin C và một số loại thuốc chống viêm đường uống khác để hỗ trợ điều trị.
Trong trường hợp dị ứng thực phẩm lại dẫn đến sốc phản vệ, thuốc đầu tiên được lựa chọn sử dụng là Adrenalin. Loại thuốc này có thể được tiêm bắp, dưới da hoặc truyền tĩnh mạch tùy theo tình trạng của bệnh nhân và theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Đây là biện pháp cấp cứu quan trọng nhằm khống chế tình trạng sốc phản vệ.
Đối với những người đã từng bị dị ứng da mặt liên quan đến thực phẩm, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ yếu sau:
- - Cần xác định rõ những loại thực phẩm khiến bạn bị dị ứng trước đây và kiên quyết tránh xa.
- - Luôn đọc kỹ thực đơn, thành phần các món ăn để tránh vô tình ăn phải thực phẩm đã biết gây dị ứng.
- - Tránh ở gần khu vực chế biến thực phẩm thuộc nhóm gây dị ứng, vì hơi thức ăn cũng có thể khiến bạn bị dị ứng.
- - Không ăn các loại hải sản đã chết hoặc thực phẩm chế biến kém chất lượng, vì thực phẩm này có thể chứa nhiều histamin do nhiễm khuẩn.
- - Nếu bị dị ứng với một loại hải sản, cần tránh các loại hải sản khác như ghẹ, mực, tôm, sò,...
>>> Xem thêm: Bật mí 5 mẹo sử dụng mỹ phẩm không bị dị ứng hiệu quả
Trong trường hợp dị ứng thực phẩm lại dẫn đến sốc phản vệ, bác sĩ sẽ kê đơn Adrenalin (Nguồn: Internet)
Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi?
Ở mức độ dị ứng nặng, làn da của bệnh nhân sẽ phải mất khoảng 2 - 3 tháng kiên trì điều trị để các tổn thương như da khô ráp, mụn đỏ... dần được cải thiện và phục hồi da. Riêng đối với những trường hợp bị dị ứng da mặt ở mức độ nghiêm trọng, khi tình trạng đã chuyển sang dạng bệnh lý như viêm nhiễm, phù da, thì việc điều trị cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu có trình độ chuyên môn cao.
Trong những tình huống như vậy, thời gian điều trị thường kéo dài từ sáu tháng đến hơn một năm mới có thể hoàn toàn khỏi bệnh, thậm chí có thể lâu hơn tùy theo tình trạng da và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Dị ứng da mặt nặng mất khoảng 2 - 3 tháng kiên trì điều trị triệt để (Nguồn: Internet)
Biện pháp phòng ngừa dị ứng da mặt
Để ngăn ngừa và tránh tình trạng dị ứng da mặt, có thể áp dụng các biện pháp sau:
- - Tránh các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng và có thể gây kích ứng da.
- - Xác định các loại thực phẩm, thuốc, môi trường ô nhiễm, phấn hoa, lông thú... là những tác nhân gây dị ứng đối với bản thân và tránh tiếp xúc.
- - Tránh tình trạng da bị sốc nhiệt khi thời tiết thay đổi đột ngột.
- - Vệ sinh da mặt hàng ngày bằng sữa rửa mặt và dưỡng ẩm phù hợp.
- - Tránh tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài có thể gây mất cân bằng nội tiết tố.
Áp dụng các biện pháp phòng ngừa này sẽ giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe, vẻ đẹp của làn da mặt, hạn chế nguy cơ gặp phải các tình trạng dị ứng da nghiêm trọng.
Vệ sinh da mặt hàng ngày để ngăn chặn các tác nhân gây dị ứng có trên da (Nguồn: Internet)
Gợi ý sản phẩm chăm sóc phục hồi da mặt dị ứng tốt nhất từ Eucerin
Một trong các lưu ý quan trọng khi chăm sóc da mặt bị dị ứng đó là sử dụng các sản phẩm phục hồi có xuất xứ rõ ràng. Trong số các thương hiệu mỹ phẩm hiện nay, bạn có thể tham khảo sử dụng Eucerin - thương hiệu dược mỹ phẩm uy tín đến từ Đức. Các sản phẩm Eucerin được phát triển bởi các chuyên gia da liễu, với thành phần an toàn, không gây kích ứng. Với những ưu điểm nổi bật, Eucerin là một sự lựa chọn đáng tin cậy để chăm sóc và ngăn ngừa dị ứng da mặt. Cụ thể, bạn có thể tham khảo kem dưỡng phục hồi da Ato Control Face Cream cho quy trình các bước skincare hàng ngày. Sản phẩm đã được thiết kế đặc biệt để chăm sóc da mặt bị viêm da cơ địa sau giai đoạn bùng phát. Với sự kết hợp độc đáo của Omega và Licochalcone A cùng nhiều hoạt chất hỗ trợ khác, Ato Control Face Cream đã được chứng minh lâm sàng về khả năng giảm khô, làm dịu, giảm sự đóng vảy, nuôi dưỡng da mặt và tăng sức căng bề mặt da.
Thành phần chính:
- - Dầu hạt nho: Chứa nhiều axit béo và vitamin E, với khả năng ức chế gốc tự do, kích thích sản sinh Linoleic - axit béo nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, giúp da luôn mềm mịn và căng mượt.
- - Licochalcone A: Chất chống oxy, kháng viêm, kháng khuẩn từ rễ cây cam thảo, bảo vệ tế bào da khỏi tia UV và ức chế gốc tự do. Đặc biệt có tác dụng giảm tấy đỏ, dịu viêm ngứa.
- - Dầu hoa anh thảo: Chứa hàm lượng cao axit béo omega-6 gamma-linolenic, cùng các axit béo và chất chống oxy hóa vitamin E, giúp cân bằng, làm dịu da và ngăn chặn mất nước.
Công dụng:
- - Chăm sóc nhẹ nhàng, giúp da hồi phục từ các tổn thương.
- - Ngăn ngừa tình trạng da khô và giảm các kích ứng khó chịu.
- - Cung cấp độ ẩm nhờ hàm lượng acid béo Omega-6 lên đến 12%.
- - Làm dịu da, khôi phục hàng rào bảo vệ tự nhiên.
- - Tăng cường độ đàn hồi, giảm độ gồ ghề do da khô ráp.
Điểm nổi bật:
- - Đã qua kiểm nghiệm lâm sàng, đáp ứng tốt với da bị viêm da do cơ địa.
- - Không chứa Paraben, phẩm màu và hương liệu để giảm tối đa nguy cơ kích ứng và dị ứng.
- - Kết cấu kem mịn, duy trì lớp màng bảo vệ ổn định trên da.
- - Có thể dùng chung khi trang điểm.
Giá thành tham khảo: 399.000 VNĐ/50ml
Kem dưỡng phục hồi da mặt dị ứng Ato Control Face Cream (Nguồn: Internet)
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ có tác dụng hỗ trợ, làm dịu da trong những trường hợp nhẹ. Đối với những trường hợp dị ứng da mặt diễn biến nặng hơn, người dùng cần phải đến thăm khám với bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác và nhận liệu trình điều trị phù hợp. Việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ là vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu cho quá trình phục hồi da.
Bài viết trên đã đề cập đến các thông tin liên quan đến nguyên nhân và cách xử lý khi bị dị ứng da mặt. Tình trạng này thường không gây ra các vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu khi mắc phải. Do vậy, việc tìm kiếm cách khắc phục hiện tượng này hiệu quả ngay tại nhà là điều cần thiết. Đừng quên truy cập blog của Eucerin.vn để khám phá thêm nhiều cách chăm sóc da khác.