có nên nặn mụn không

Có nên nặn mụn không? Nặn mụn trứng cá đúng cách, an toàn

5 phút đọc
Xem thêm

Những ổ mụn viêm nhiễm hay bất cứ tác động nào có khả năng gây tổn thương ở tầng trung bì da đều sẽ để lại nguy cơ gây sẹo. Vậy có nên nặn mụn không? Trong trường hợp có thể lấy nhân mụn, nên áp dụng phương pháp gì hợp lý? Quy trình nặn mụn như thế nào sẽ đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tuyệt đối? Phương thức chăm sóc da sau nặn mụn ra sao sẽ tốt nhất? Bài viết sau sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc này của bạn!

>>> Xem thêm thông tin về: Cách trị mụn bọc

 

Có nên nặn mụn không? Nặn mụn chuẩn y khoa là gì?

Mụn sinh ra nhưng không thể tự mất đi. Nhất là đối với các nhân mụn đã trở thành cồi đen, cồi mụn già, bao xơ. Nếu để lâu, còn có nguy cơ tạo nên những khoảng trống dưới da, hình thành sẹo rỗ và giảm tính thẩm mỹ của làn da. Nặn mụn là biện pháp tác động cơ học giúp loại bỏ nhân mụn ra khỏi nền da ngay lập tức. Một lưu ý vô cùng quan trọng trước khi quyết định có nên nặn mụn hay không chính là phải xác định chính xác loại mụn có thể tự nặn. Bao gồm: cồi mụn đầu đen, mụn đầu trắng đã đẩy cồi, một vài trường hợp thuộc chỉ định của bác sĩ có thể nặn cả những loại mụn ung, không nằm quá sâu bên dưới da.

Tuy nhiên, với các tình trạng mụn đang viêm, sưng, có mủ, nhất định không nên đụng vào. Nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vô khuẩn hiệu quả, hoặc thao tác khi lấy nhân mụn quá thô bạo, dễ có khả năng gây sang chấn tổn thương trên da. Làm tăng nguy cơ để lại thâm, sẹo nhiều và lâu hơn.

>>> Xem thêm: Bị mụn ở má: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị dứt điểm

Có nên nặn mụn hay không?

Có nên nặn mụn không luôn là băn khoăn của những người không may có tình trạng bệnh lý da mụn (Nguồn: Internet)

Vậy, có nên nặn mụn không? Trong điều trị mụn tồn tại hai quan điểm song hành trái chiều: Nặn mụn không tốt và nặn mụn vẫn tốt.

  • Với quan điểm nặn mụn không tốt: Vì việc nặn mụn sẽ gây tổn thương thêm trên nền da vốn dĩ đã tổn thương sẵn. Nặn mụn vô tình gây nên các vết thương hở. Từ đó tạo đường dẫn thuận lợi giúp các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và tấn công, dễ gây bùng viêm và bội nhiễm. Tăng nguy cơ để lại sẹo rỗ, sẹo lồi
  • Quan điểm nặn mụn là tốt: Việc nặn mụn triệt để giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng bít tắc. Hỗ trợ quá trình sử dụng các hoạt chất điều trị mụn được thẩm thấu nhanh hơn, rút ngắn công đoạn điều trị. Nặn mụn tốt khi và chỉ khi được thực hiện một cách an toàn, đúng kỹ thuật và đạt chuẩn y khoa.

Nên thực hiện quy trình nặn mụn chuẩn y khoa

Một quy trình nặn mụn chuẩn y khoa cần đáp ứng những tiêu chí cơ bản như thế nào? (Nguồn: Internet)

Nặn mụn chuẩn y khoa là gì? Cần đảm bảo những tiêu chí như thế nào? Để đảm bảo cho một quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa chính thống, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Nhận diện đúng loại mụn nên và được phép nặng. Không phải bất kỳ loại mụn nào và bất kỳ thời điểm nào cũng có thể tự ý lấy nhân được.
  • Toàn bộ dụng cụ lấy nhân mụn cần được đảm bảo vệ sinh, hấp, tiệt trùng vô khuẩn tuyệt đối. Không được sử dụng dụng cụ nặn mụn chung với nhau.
  • Một khi đã lấy nhân mụn cần phải lấy đúng kỹ thuật, đảm bảo lấy sạch nhân và không để lại thâm.
  • Vô khuẩn suốt quá trình lấy nhân mụn để hạn chế tình trạng da tái nhiễm trùng hoặc bội nhiễm.
  • Sau khi lấy mụn xong, chú trọng các bước khử khuẩn, làm dịu và phục hồi vùng da mụn tại chỗ, tránh hình thành sẹo.

>>> Xem thêm: Quy trình các bước skincare cho da dầu mụn ngày và đêm hiệu quả

Vì sao nên nặn mụn chuẩn y khoa thay vì nặn mụn tại nhà?

Sau khi giải quyết được thắc mắc có nên nặn mụn không? Tìm hiểu được như thế nào là định nghĩa của nặn mụn chuẩn y khoa. Chúng ta phần nào thấy được quy trình và các điều kiện để được xác định “nặn mụn chuẩn y khoa” không hề đơn giản như đã nghĩ. Tuy việc nặn mụn có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị mụn, nhưng hoàn toàn không phải là giải pháp duy nhất. Nếu đảm bảo đủ yếu tố an toàn cho làn da, bạn có thể tự thực hiện việc lấy nhân mụn tại nhà. Còn không, đừng tự ý cạy nặn. Lời khuyên chân thành dành cho bạn ngay tại thời điểm này chính là hãy tìm đến các trung tâm điều trị da liễu để lấy nhân mụn một cách an toàn và hiệu quả, tránh để lại hậu quả đáng tiếc cho làn da.

Vì sao nên nặn mụn chuẩn y khoa thay vì nặn mụn tại nhà?

Vì sao chúng ta nên thực hiện quy trình nặn mụn chuẩn y khoa thay vì tự nặn mụn tại nhà? (Nguồn: Internet)

Lợi ích của việc nặn mụn chuẩn y khoa

Việc lấy nhân mụn chuẩn y khoa sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời:

  • Đảm bảo độ an toàn trong quá trình lấy nhân mụn hoàn toàn tuyệt đối, hạn chế được tình trạng lây nhiễm chéo khi sử dụng chung dụng cụ nặn mụn
  • Tránh được tình trạng nặn mụn không đúng cách, gây tổn thương bề mặt da (thâm, sẹo, mụn lây lan,..)
  • Lấy các nhân mụn phía bên dưới da một cách triệt để và sạch sẽ hoàn toàn. Từ đó hỗ trợ thông thoáng lỗ chân lông
  • Quy trình nặn mụn chuẩn y khóa sẽ luôn có sự hỗ trợ từ các hoạt chất điều trị và can thiệp máy móc khi cần thiết. Giảm thiểu tình trạng da ửng đỏ, nhạy cảm và kích ứng sau nặn mụn.

>>> Xem thêm Top 10 sản phẩm skincare cho da dầu mụn lỗ chân lông to từ thương hiệu Eucerin

Quy trình nặn mụn chuẩn y khoa

Quy trình lấy nhân mụn đạt chuẩn y khoa gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Làm sạch da

  • Tẩy trang: Nên lựa chọn các loại tẩy trang dành cho da mụn nhạy cảm. Giúp lấy sạch lớp trang điểm/ kem chống nắng. Làm tiền đề cho nền da sạch khỏe trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo trong quy trình nặn mụn.
  • Dùng sữa rửa mặt: Cho sữa rửa mặt ra lòng bàn tay, hòa một ít nước để tạo bọt, sau đó xoa đều lên 5 điểm trên gương mặt và massage. Không lưu lại sữa rửa mặt trên da quá 60s.
  • Tẩy tế bào chết trên da: Bước này giúp lấy đi toàn bộ lớp da chết già cỗi trên làn da. Hỗ trợ quá trình lấy nhân mụn nhanh chóng hơn.

Làm sạch da trước khi tiến hành lấy nhân mụn

Làm sạch da là bước không thể thiếu trước khi tiến hành lấy nhân mụn (Nguồn: Internet)

Bước 2: Xông hơi cho da mặt

Nên sử dụng nước muối sinh lý (Natri Clorid 0.9%) hòa tan cùng với nước lọc sạch theo tỉ lệ 2:1 để xông hơi cho da mặt. Xông hơi giúp cỗ nang lông được giãn nở vừa phải, hỗ trợ quá trình tác động lấy nhân mụn dễ dàng hơn.

Xông hơi cho da mặt

Xông hơi cho da mặt giúp cổ nang lông được mở thông thoáng (Nguồn: Internet)

Bước 3: Hút bã dầu nhờn trên da

Ở bước này, tại các phòng khám và điều trị da liễu chuyên khoa, bạn sẽ được sử dụng các máy điều trị chuyên dụng.

Trong những trường hợp còn lại khi không có điều kiện đến các cơ sở uy tín để lấy nhân mụn. Bạn có thể cho 2-3 giọt Salicylic Acid 2% ra bông tẩy trang và thoa khắp mặt. Salicylic Acid có công năng làm thông thoáng lỗ chân lông hữu hiệu tương tự như tác động máy hút bã nhờn tại các cơ sở điều trị.

Hút bã dầu nhờn trên da

Tại các cơ sở da liễu uy tín sẽ sử dụng máy hút bã nhờn để làm sạch dầu thừa trên da (Nguồn: Internet)

Bước 4: Tiến hành lấy nhân mụn bằng dụng cụ chuyên dụng

Lưu ý, chỉ lấy nhân những mụn đã khô còi, không có dịch mủ. Đối với những loại mụn viêm, sưng nặng không nên lấy nhân mụn vì có thể sẽ gây tổn thương nặng cho da. Thao tác lấy nhân mụn nên dứt khoát nhưng không sử dụng lực quá mạnh, dễ khiến da bị thâm về sau.

Lấy nhân mụn bằng dụng cụ chuyên dụng

Chuyên viên sẽ xác định được loại mụn có thể hoặc không thể lấy nhân, tránh gây tổn thương không đáng có trên da (Nguồn: Internet)

Bước 5: Sát trùng bề mặt da

Sát trùng bề mặt da mụn bằng dung dịch Povidine được sử dụng trong chuyên khoa y tế. Với mục đích làm sạch da và tránh nhiễm khuẩn lây lan sang các vùng da xung quanh trong quá trình lấy nhân mụn. Sau đó lau lại toàn bộ gương mặt sạch với nước muối sinh lý.

Bước 6: Giảm sưng và phục hồi da

Đi điện tím sát khuẩn da mặt và đắp mặt nạ giảm sưng cho các vùng da vừa điều trị.

Đi điện tím giảm sưng da sau nặn mụn

Đi điện tím giảm sưng da sau nặn mụn (Nguồn: Internet)

Bước 7: Xịt khoáng cho da mặt

Sử dụng xịt khoáng sau nặn mụn sẽ giúp giữ ẩm và làm dịu da tức thì hoàn hảo. Bên cạnh đó còn bảo vệ da khỏi các tác hại từ môi trường bên ngoài.

Sử dụng xịt khoáng sau nặn mụn

Bước xịt khoáng cho da sau nặn mụn sẽ giúp da đỡ kích ứng và cải thiện độ khô rát trên da hoàn hảo (Nguồn: Internet)

Bước 8: Hoàn tất quy trình điều trị mụn

Thoa một lớp kem trị mụn mỏng có thành phần dịu nhẹ lên toàn bộ vùng da mặt. Việc làm này có công dụng kiểm soát bã nhờn, điều trị vết thương hở và ngăn ngừa vi khuẩn tái phát.

Sử dụng kem trị mụn sau khi nặn mụn

Sử dụng một lớp kem trị mụn mỏng cho toàn bộ vùng da mặt để kết thúc quy trình nặn mụn (Nguồn: Internet)

Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn

Các thông tin chia sẻ trên đã giải những băn khoăn của các bạn về vấn đề: Có nên nặn mụn không? Quy trình nặn mụn chuẩn y khoa ra sao? hoàn tất. Điều trị hoàn thành, công đoạn chăm sóc và phục hồi về sau mới chính là điểm mấu chốt quyết định làn da của bạn sẽ như thế nào! Vậy nặn mụn xong nên làm gì? Sau đây là lưu ý khi chăm sóc da sau khi nặn mụn mà bạn nên ghi nhớ:

Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn

Một số cách chăm sóc da sau nặn mụn hiệu quả bạn cần ghi nhớ (Nguồn: Internet)

  • Không chạm tay lên da mặt sau khi nặn mụn:
    Tay là bộ phận cơ thể gần như tiếp xúc nhiều nhất với mọi thứ xung quanh cuộc sống của chúng ta. Việc sờ tay lên mặt chính là con đường hoàn hảo giúp vi khuẩn có hại tiếp xúc trên làn da mỏng manh nhạy cảm sau điều trị. Từ đó có thể gây viêm nhiễm, khó lành vết thương cũ và dễ hình thành mụn mới. Tuyệt đối không cạy, gãi trên da trong lúc này bạn nhé
  • Tối giản chu trình chăm sóc da:
    Sau 24h khi nặn mụn, không nên cho da tiếp xúc với bất kỳ một loại mỹ phẩm nào cả. Chỉ nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý và thỉnh thoảng dùng xịt khoáng để cấp nước cho da. Sau khoảng thời gian này, bạn cũng cần tối giản chu trình skincare, chú trọng vào làm sạch dịu nhẹ, cấp ẩm đủ và chống nắng tốt. Chú ý các thao tác trên da cũng cần thật sự nhẹ nhàng và nâng niu.
  • Trang điểm sau nặn mụn:
    Nóng lòng mong muốn che đi tình trạng da ửng đỏ hay những vết thương do nặn mụn để lại. Tâm lý chung của phái đẹp lúc này sẽ có nhu cầu cao sử dụng phương pháp trang điểm. Cẩn trọng bạn nhé, mỹ phẩm trang điểm chính là một trong những điều kiện lý tưởng gây bít tắc cổ nang lông, nhiễm trùng da (vết thương hở do nặn mụn), tái phát mụn khó kiểm soát. “Kiêng” trang điểm trong vòng 1 tuần sau khi nặn mụn là con số lý tưởng giúp da bạn quay về trạng thái ổn định trước khi tiếp nhận bất cứ loại mỹ phẩm nào.
  • Không sử dụng các hoạt chất mạnh trên da:
    Khoảng thời gian đầu sau nặn mụn, các tế bào da bị tác động cần thời gian để “bình phục”. Vì thế, trong giai đoạn nhạy cảm này, không nên tẩy tế bào chết hoặc sử dụng hóa chất trên da như: dùng retinol, tretinoin, AHA, BHA,... Việc lạm dụng này có thể sẽ khiến da bị bào mòn nhiều hơn, tăng mức độ kích ứng, suy giảm hệ miễn dịch của làn da. Từ đó phát sinh mụn khủng khiếp hơn trước khi điều trị
  • Bảo vệ làn da trước tia UV:
    Những tế bào da non mới hình thành sau điều trị lúc này sẽ cực kỳ nhạy cảm với tia cực tím. Dưới ánh nắng mặt trời, chúng tăng cường sản sinh tế bào hắc sắc tố melanin để bảo vệ da. Từ đó dẫn đến việc hình thành các sắc tố đen dễ gây bùng phát thâm sau mụn. Nên bảo vệ làn da tuyệt đối vào buổi sáng bằng cách sử dụng kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài.

 

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn sáng tỏ được thắc mắc có nên nặn mụn không? cũng như chia sẻ đến bạn những kiến thức bổ ích về việc nên làm gì trước và sau nặn mụn. Chăm sóc làn da mụn gần như là một thử thách đối với bất kỳ ai đang đối mặt với tình trạng này. Hãy thật kiên trì, đầu tư kiến thức cũng như sản phẩm chăm sóc da một cách khoa học. Bên cạnh đó cũng không quên xây dựng lối sống hợp lý và khỏe mạnh để bạn mau chóng đạt được làn da sạch mụn, sáng khỏe mà bạn hằng mơ ước nhé!

 

Tìm đại lý bán lẻ