Biết cách nặn mụn bọc đúng sẽ giúp bạn hạn chế những rủi ro sau nặn mụn như viêm nhiễm hay để lại sẹo. Để nặn mụn bọc an toàn, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh da mặt
Vệ sinh da mặt sạch sẽ trước khi nặn mụn (Nguồn: Internet)
Cách nặn mụn bọc đúng là bạn cần làm sạch sâu da mặt trước khi nặn. Da cần được rửa sạch bằng sữa rửa mặt và tẩy tế bào chết. Bước này sẽ giúp loại bỏ lớp tế bào sừng trên bề mặt và bụi bẩn, bã nhờn, mở rộng lỗ chân lông. Nhờ đó, mụn bọc sẽ dễ dàng lấy ra khỏi da mà không làm tổn thương các vùng da xung quanh.
>>> Xem thêm: Cách sử dụng sữa rửa mặt
Bước 2: Rửa sạch tay và dụng cụ nặn mụn
Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn (Nguồn: Internet)
Rửa tay và dụng cụ nặn mụn cho thật sạch, đảm bảo vô trùng là yêu cầu quan trọng nhất nhưng nhiều người lại bỏ quên. Bước này có tác dụng loại bỏ vi khuẩn tồn tại trên dụng cụ nặn mụn và da tay để tránh vi khuẩn xâm nhập khi nặn mụn.
- - Để làm sạch tay, bạn hãy dùng xà phòng sát khuẩn tay rồi dùng khăn sạch để lau khô.
- - Với dụng cụ nặn mụn, bạn có thể làm sạch theo các cách sau:
- + Đun dụng cụ nặn mụn sôi trong nước từ 20 - 30 phút.
- + Sử dụng dung dịch sát khuẩn y tế để rửa sạch và lau khô.
- + Hấp khô dụng cụ trước khi sử dụng.
>>> Xem thêm: Có nên nặn mụn đầu đen?
Bước 3: Xông hơi da mặt
Xông hơi da mặt làm mềm da (Nguồn: Internet)
Xông hơi da mặt giúp làm giãn nở lỗ chân lông, giúp da mềm hơn, dễ dàng nhìn thấy nhân mụn cũng như lấy nhân mụn ra khỏi ra. Để thực hiện xông hơi da mặt, bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm để đắp lên da mặt và giữ nguyên từ 3 - 5 phút.
>>> Xem thêm: Các bước skincare cho da mụn
Bước 4: Nặn mụn nhẹ nhàng
Nặn mụn bọc nên được thực hiện nhẹ nhàng (Nguồn: Internet)
Cách nặn mụn bọc cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng để không làm tổn thương da. Nặn mụn được thực hiện như sau:
- - Đầu kim giữ song song với da rồi châm nhẹ nhàng lên đỉnh nhân mụn, tạo một vết hở nhỏ để dễ dàng đẩy nhân mụn lên. Bạn chú ý không đâm đầu kim quá sâu để tránh chảy máu.
- - Đặt các ngón tay tiếp xúc với bề mặt da lên gạc y tế hoặc khăn giấy sạch rồi đặt hai bên vết mụn.
- - Ấn nhẹ nhàng lên vùng da quanh mụn, giữ khoảng 1 - 2 giây, không nặn từ đỉnh mụn. Ngón tay có thể linh động xoay theo nhiều hướng khác nhau để không làm tổn thương da.
- - Khi nhân mụn trồi lên, bạn hãy cố gắng nặn để chân mụn được lấy ra hết, có dính một ít máu. Phần máu độc màu đỏ sẫm nên được nặn hết để tránh thâm đỏ mụn sau khi nặn.
>>> Xem thêm: Chăm sóc da sau mụn
Bước 5: Vệ sinh và chăm sóc da sau nặn mụn
Chăm sóc da sau khi nặn mụn đúng cách (Nguồn: Internet)
Nặn mụn xong nên làm gì? Sau khi thực hiện cách nặn mụn bọc như được hướng dẫn ở trên, bạn cần vệ sinh thật sạch và chăm sóc da sau nặn mụn đúng cách. Cụ thể:
- - Sau khi nhân mụn được lấy hết, bạn hãy lau vùng da với một lớp Povidine để sát khuẩn, sau đó rửa sạch với nước.
- - Sau khi nặn mụn không rửa mặt bằng sữa rửa mặt để tránh làm da bị kích ứng.
- - Bạn có thể đắp mặt nạ giảm sưng để giúp phục hồi da nhanh hơn.
- - Khi những nốt mụn bọc đã lành, bạn hãy thoa sản phẩm mờ thâm, ngăn ngừa sẹo mụn.
- - Khi mới nặn mụn, bạn nên bảo vệ da, hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tia cực tím để không gặp tình trạng da bị cháy nắng sạm đen, thâm nám sau mụn.
- - Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt khoa học để da phục hồi nhanh nhất.