Bệnh Viêm Da Dị Ứng ở cơ thể – Nhận biết và kiểm soát bùng phát bệnh

5 phút đọc
Xem thêm

Bệnh Viêm da dị ứng là một bệnh ngoài da mãn tính, ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở vùng phía tây. Bệnh ảnh hưởng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - chiếm khoảng 10 - 20% trẻ em trên toàn thế giới - nhưng chỉ có 2 - 5% người lớn bị mắc bệnh. Người bệnh luôn có làn da khô, châm chích - có thiên hướng bị nhiễm trùng và viêm da. Mặc dù không có cách chữa trị, nhưng các sự chăm sóc da thường xuyên hoặc kết hợp với phương pháp điều trị y khoa - có thể làm giảm bớt sự khó chịu

Signs & Symptoms

Bệnh Viêm da dị ứng là gì?

Bệnh Viêm da dị ứng, cũng được biết đến là bệnh chàm, là bệnh ngoài da mãn tính không lây, ảnh hưởng vùng da ở mặt hay cơ thể của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh gia tăng gấp 2 - 3 lần so với các trường hợp được báo cáo 30 năm trước đây. Mặc dù không biết nguyên nhân nhưng bệnh được chứng minh là liên kết với bệnh hen suyễn và bệnh dị ứng theo mùa.

1. Hàng rào chức năng của da bị suy yếu làm các vi sinh vật xâm nhập dễ dàng hơn. 2. Kích hoạt các tế bào miễn dịch, da bị viêm. 3. Ngứa

Người bệnh trải qua sự hoạt động khác thường của hàng rào chức năng và hệ thống miễn dịch. Bệnh này được chỉ rõ đặc tính bởi 2 giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn không hoạt động (hay "lúc nghỉ"), da khô, châm chích và có thể bong tróc nhẹ. Tình trạng da khô đến rất khô được biết đến là Xerosis. Ở giai đoạn hoạt động (hay "bùng phát bệnh"), da trở nên bị nhiễm trùng, bị viêm và ngứa. Mặc dù không có phương pháp chữa trị bệnh Viêm da dị ứng, nhưng người bệnh có thể kéo dài khoảng thời gian bệnh không hoạt động, và giảm quá trình bùng phát bệnh với qui trình chăm sóc da kiên trì.

Trong suốt giai đoạn phát bệnh, người bệnh thường bị phát ban trên mặt, da đầu, cổ, vùng ngực và vai hở, phía bên trong đầu gối và khuỷu tay, tay, cổ tay và chân. Về bản chất, các vùng da này thì khác nhau ở trẻ em và trẻ sơ sinh.

Các triệu chứng bệnh Viêm Da Dị Ứng sẽ khác nhau ở mỗi người- một số phải trải qua cơn ngứa dữ dội và da bị viêm
Thỉnh thoảng là da trở nên bị viêm và đau đớn

Các vết phát ban trở nên ngứa và bị nhiễm trùng và vòng tròn xây xát da tồi tệ dẫn tới tình trạng da càng bị nhiễm trùng. Bởi vì làn da bị bệnh Viêm da dị ứng rất khô và ngứa nên người bệnh sẽ tự nhiên gãi. Điều này làm hàng rào của da bị tổn thương, làm lớp da phía dưới dễ bị tấn công bởi các vi sinh vật và ô nhiễm môi trường.

Sự bùng phát bệnh cần được kiểm soát với các phương pháp điều trị da liễu chống ngứa, chống viêm da, chống vi khuẩn.

Bệnh Viêm da dị ứng trên cơ thể có thể bị trầm trọng thêm bởi nhiệt độ do đó người bệnh nên hạn chế các loại vải họ mặc, sử dụng chất cotton mềm mại thay vì len hay ni lon. Chúng có thể gây mất ngủ vì người bệnh đổ mồ hôi và gãi.

Attention

Nếu bạn không chắc về các triệu chứng, hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ da liễu

Các Nguyên Nhân Và Điều Kiện Bộc Phát

Các nguyên nhân tiềm năng và điều kiện bộc phát bệnh Viêm da dị ứng

Các bác sĩ da liễu đã xác định các nguyên nhân và các nhân tố góp phần gây bệnh

Nếu cha mẹ mắc bệnh Viêm Da Dị Ứng, bệnh hen suyễn hay bệnh dị ứng theo mùa, thì con của họ có khả năng mắc bệnh cao hơn
There is a link between environment and the development of Atopic Dermatitis - In cities, where pollution is high, there are more reported cases of Atopic Dermatitis.

Ví dụ:

  • Có mối liên kết di truyền kết nối bệnh Viêm Da Dị Ứng, bệnh hen suyễn và bệnh dị ứng theo mùa. Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả 2 có 1 hoặc nhiều hơn các tình trạng này, con của họ có nguy cơ phát triển bệnh Viêm Da Dị Ứng. Nếu cả cha mẹ mắc bệnh Viêm Da Dị Ứng, có đến 60- 80% khả năng là con của họ sẽ thừa hưởng căn bệnh này.
  • Mối liên kết được tìm thấy giữa môi trường sống và nguy cơ phát triển bệnh. Các thành phố, nơi mà ô nhiễm cao, và khí hậu lạnh thì làm con người có nguy cơ mắc bệnh hơn. Trong một nghiên cứu, so sánh trẻ em Jamaica sống ở London với những đứa trẻ sống ở Jamaica, thì trẻ em ở London mắc bệnh cao gấp 2 lần.
  • Người mẹ sinh con trễ thì có thể đứa trẻ dễ mắc bệnh Viêm Da Dị Ứng hơn là các bà mẹ sinh con sớm

Hereditary Atopic Dermatitis is characterised by a deficiency in natural moisturing factors (NMF) such as amino acids and a disturbance of the epidermal lipid metabolism.

Flare-ups can be triggered by the Atopic Skin Cycle whereby scratching creates a vicious circle of symptoms and reactions.

Các Nhân Tố Tác Động

Các nhân tố khác góp phần gây bệnh

Một số các loại thực phẩm, như là quả hạch, có thể gây ra các triệu chứng của bệnh Viêm Da Dị Ứng
Bạn nên cố gắng tránh các loại quần áo không thông thoáng và quần áo len - những loại vải và nguyên liệu này có thể gây nên các triệu chứng của bệnh. Được khuyên mặc các loại quần áo từ cotton

Khi bệnh Viêm da dị ứng ảnh hưởng đến làn da thì rất quan trọng để giữ làn da mát mẻ và không kích ứng. Các nhân tố làm bệnh nặng thêm bao gồm:

  • Quần áo làm cơ thể đổ mồ hôi, như là ni lon không làm thông thoáng da.
  • Quần áo xù xì gây kích ứng da, như là len.
  • Một số các loại thực phẩm. Khác nhau ở mỗi người như phổ biến là sản phẩm từ bơ sữa, quả hạch và sò hến.
  • Rượu.
  • Bụi bẩn, phấn hoa hay các chất gây dị ứng khác.
  • Các chất tẩy rửa mạnh.
  • Chất formaldehyde.
  • Thuốc lá và hút thuốc lá.
  • Sự ô nhiễm.

Căng thẳng và thiếu ngủ cũng làm cho các triệu chứng tệ hơn.
Đọc thêm về các nhân tố ảnh hưởng đến làn da.

Các Giải Pháp

Làm giảm nhẹ sự khó chịu của bệnh Viêm da dị ứng khi phát bệnh

Hiện nay không có phương pháp chữa trị cho bệnh Viêm da dị ứng nhưng các triệu chứng ở cả giai đoạn bệnh hoạt động và không hoạt động có thể được giảm bớt với qui trình chăm sóc da kiên trì, hiệu quả và phương pháp điều trị y học thích hợp. Tuy nhiên, thậm trí với qui trình chăm sóc da nghiêm ngặt nhất thì bùng phát bệnh vẫn xảy ra và người bệnh cần tìm cách để làm giảm bớt sự khó chịu.

Chất làm mềm da

Cũng được gọi là chất dưỡng ẩm, chất làm mềm da giúp làn da mềm mại, ẩm và làm giảm cơn ngứa mà có thể dẫn đến bùng phát bệnh. Các loại kem, dung dịch dưỡng ẩm, dầu tắm này giúp dưỡng ẩm cho da, và bảo vệ bề mặt da không bị tổn thương do gãi.

Các thành phần thường thấy trong các loại thuốc làm mềm da, bao gồm:

  • Các axit tự do Omega-6Dầu cây anh thảo và Tinh dầu nho bổ sung hàng rào bảo vệ tự nhiên của da và nuôi dưỡng làn da.
  • Licochalcone A (chiết xuất từ rễ cây cam thảo). Chất chống viêm và chống oxy hóa tự nhiên, độc quyền của Beiersdorf, giúp làn da giảm đỏ và viêm.

Các phương pháp điều trị da liễu

Khi bùng phát bệnh xảy ra, thích hợp nhất là bổ sung thuốc làm mềm da với chăm sóc da tích cực hơn. Các sản phẩm được dùng khi bùng phát bệnh có chứa corticosteroids. Chất này được biết là rất hiệu quả và tác dụng nhanh trong việc làm giảm viêm da và ngứa. Tuy nhiên, chúng không nên được sử dụng trên diện rộng trong suốt thời gian dài vì tính hiệu quả của thuốc sẽ giảm nếu sử dụng lâu. Vì các lý do đó nên chất corticosteroids chỉ được sử dụng theo đơn.

Chất corticosteroids là chất có tác dụng nhanh và hiệu quả trong việc làm giảm viêm da và ngứa. Chúng được khuyên không được sử dụng trong thời gian dài bởi vì có thể làm da mỏng hơn.
Eucerin AtopiControl Acute Care Cream cải thiện đáng kể vẻ ngoài của da trong suốt quá trình bùng phát bệnh

Sản phẩm chăm sóc da Eucerin's AtopiControl Acute Care Cream có đặc tính cải thiện đáng kể vẻ ngoài của làn da và giúp làm giảm việc sử dụng chất hydrocortisone trong suốt giai đoạn bùng phát bệnh. Một nghiên cứu lâm sàng cho thấy có sự so sánh ảnh hưởng của sản phẩm chăm sóc da AtopiControl Acute Care Cream và ảnh hưởng của kem có chứa 1% chất hydrocortisone ở làn da bị bệnh atopic. AtopiControl Acute Care Cream không phải là dược phẩm và không thay thế dược phẩm.

Vì sự làm giảm các triệu chứng ngay lập tức, sản phẩm Eucerin AtopiControl Anti-Itch Care Spay có thể được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.

Qui trình chăm sóc da cơ thể bị bệnh Viêm da dị ứng hàng ngày

Triệu chứng của mỗi người thì khác nhau nhưng các sự thay đổi về lối sống một cách phù hợp có thể giúp người bệnh kiểm soát được bệnh Viêm da dị ứng.

Cố gắng tránh căng thẳng, bằng cách tập yoga hay thiền - căng thẳng có thể gây ra các triệu chứng của bệnh Viêm Da Dị Ứng
Cố gắng vỗ nhẹ làn da khô của bạn sau khi tắm, sự cọ xát có thể gây kích ứng da - bôi kem hoặc dung dịch ngay sau đó

Ví dụ:

  • Giữ nhiệt độ phòng mát mẻ nhưng không lạnh. Đổ mồ hôi có thể gây châm chích da và ngứa.
  • Bảo quản các loại kem và thuốc mỡ trong tủ lạnh vì các thuốc làm mềm da lạnh có thể làm giảm cơn ngứa.
  • Duy trì viết nhật kí về sự thay đổi các loại thức ăn, đồ uống và môi trường để có thể xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến các triệu chứng.
  • Các địa điểm nghỉ mát có thể chữa bệnh bao gồm North Sea, Atlantic, Dead Sea, Mediterranean Sea và các vùng núi cao - mặc dù các vùng lạnh khắc nghiệt thì cần phải tránh.
  • Yoga và thiền có thể giúp làm giảm căng thẳng, một trong những nguyên nhân bùng phát bệnh.
  • Khi làn da trở nên bị ngứa, tốt hơn là nên vỗ nhẹ vào da thay vì gãi. Làm dịu da nhưng không làm tổn thương đến hàng rào của da.
  • Nếu người bệnh còn nhỏ, cắt ngắn và giũa móng tay để hạn chế tối thiểu bất kì tổn thương có thể có do gãi.
  • Cố gắng mang gang tay bằng cotton vào buổi tối để tránh gãi cơ thể khi ngủ.
  • Tắm vòi sen hay vì tắm bồn và giữ nhiệt độ thấp hơn 32 độ. Da có thể bị mất nước nếu tắm quá thường xuyên.
  • Thay vì cọ xát da với khăn tắm, vỗ nhẹ để da khô gần hết, sau đó dùng kem hoặc dung dịch dưỡng.
  • Tránh các vật kích ứng da như bàn chải cơ thể xù xì hoặc găng tay bị tróc

Attention

Nếu bạn không chắc về qui trình kiểm soát bệnh, vui lòng tham khảo lời khuyên của bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu

Tìm đại lý bán lẻ