Tia UV là gì? Tác hại và cách bảo vệ da khỏi tia UV

Tia UV là gì? Tác hại của tia UV đối với da và cách bảo vệ

5 phút đọc
Xem thêm

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, tương ứng với lượng ánh sáng mặt trời rất nhiều và chiếu với cường độ mạnh. Điều này dẫn đến cường độ của tia UV cũng cao không kém. Vậy, định nghĩa về tia UV là gì? Tác hại của loại tia này đối với sức khỏe của làn da như thế nào? Bài viết hôm nay chia sẻ tất tần tật thông tin liên quan đến tia UV, cùng Eucerin khám phá ngay.

Tia UV là gì?

Tia UV (Ultraviolet) còn được biết đến với tên gọi khác là tia cực tím hay tia tử ngoại. Đây là một dạng sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả ánh sáng tím nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tia UV được phân loại thành 3 loại: UVA (bước sóng dài nhất), UVB và UVC (bước sóng ngắn nhất). UV-C không thể đi qua khí quyển và không gây nguy hại cho con người, trong khi UVA và UVB có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu tiếp xúc quá nhiều.

tia UV là gì?

Tia UV là một dạng sóng điện từ có bước sóng ngắn (Nguồn: Sưu tầm)

 

Tia UV có ở đâu, có bao nhiêu loại?

Tia UV có thể được chia thành ba loại chính dựa trên bước sóng:

  • UVA: có bước sóng dài nhất trong ba loại tia UV, từ 320 đến 400 nanomet (nm).
  • - UVB: có bước sóng từ 290 đến 320 nm.
  • - UVC: sở hữu bước sóng ngắn nhất, từ 100 đến 280 nm. Tia UV-C không thể đi qua khí quyển.

Tia UV tồn tại trong ánh sáng mặt trời và cũng có thể được sản xuất bằng các thiết bị tia UV như đèn UV, máy UV tẩy trùng, hay máy UV khử trùng. Trong thực tế, UVA và UVB là hai loại tia UV chính mà con người tiếp xúc thường xuyên nhất. UVA chiếm phần lớn trong ánh sáng mặt trời và có thể thâm nhập sâu vào da, trong khi UVB có năng lượng cao hơn và là nguyên nhân chính của hiện tượng cháy nắng.

Các loại tia UV

Tia UV được chia thành ba loại dựa trên bước sóng (Nguồn: Sưu tầm)

 

Tia UV bao nhiêu thì gây hại?

Những loại tia UV có mức năng lượng khác nhau sẽ gây nên những tác hại khác nhau đối với cuộc sống của con người, cụ thể như sau:

Chỉ số gây hại của các loại tia UV

  • - UVA: Tia này khả năng thâm nhập sâu vào da và có thể gây ra hư hại da nghiêm trọng, bao gồm da lão hoá sớm, sạm da, nếp nhăn và tăng nguy cơ ung thư da.
  • - UVB: Đây là nguyên nhân chính của cháy nắng và ung thư da. Các tác động gây hại của UVB bao gồm đốm nâu trên da, da khô bong tróc và tổn thương.
  • - UVC: Loại tia UV sở hữu năng lượng cao nhất trong ba loại tia UV, nhưng không thể đi qua khí quyển và không gây hại cho con người.

* Mức độ ảnh hưởng của tia UV dựa theo các yếu tố

  • - Vị trí địa lý: Ở các khu vực khác nhau thì con người sẽ bị ảnh hưởng bởi tia UV có cường độ khác nhau. Các nước nằm gần xích đạo và các khu vực nằm cao trên độ cao của mặt đất thấp hơn có mức độ tia UV cao hơn so với các khu vực khác.
  • - Thời điểm trong ngày: Tia cực tím tập trung cường độ cao nhất là vào buổi trưa, khi mà mặt trời chiếu sáng trực tiếp và ở vị trí gần như vuông góc với mặt đất (khoảng từ 10 giờ sáng - 4 giờ chiều). Trời mây có thể làm giảm mức độ tia UV mà con người tiếp xúc. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý bảo vệ da và mắt khỏi tác động của tia UV trong trường hợp ánh nắng vẫn còn thấm qua lớp mây.
  • - Độ cao so với mực nước biển: Độ cao mực nước biển ảnh hưởng đến độ dày của tầng khí quyển, từ đó, giúp ngăn cản tia UV chiếu trực tiếp xuống bề mặt đất. Khi ở độ cao mực nước biển thấp, mức độ tia UV mà con người tiếp xúc sẽ cao hơn so với ở độ cao cao hơn và ngược lại.
  • - Môi trường, quang cảnh: Bề mặt phản chiếu như tuyết, biển hay mặt nước có thể tăng cường mức độ tia tử ngoại mà con người tiếp xúc bởi các yếu tố này làm tăng khả năng phản xạ của tia UV. Ngoài ra, môi trường bị ô nhiễm có thể làm giảm mức độ tia UV mà con người tiếp xúc, trong khi không khí trong lành có thể làm tăng mức độ tia UV.

Chỉ số gây hại của các loại tia UV

Tia UV gây ảnh hưởng cho con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Nguồn: Sưu tầm)

 

Tác hại của tia UV

Tia UV là loại tia bức xạ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng màu tím trong phổ điện từ nên có khả năng năng xuyên thấu vào tầng biên của da và gây ra các tác hại cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số tác hại của tia cực tím đối với cơ thể:

Tia UV gây ung thư da

Tia UV là nguyên nhân chính gây ra ung thư da. Nguyên nhân là vì loại tia này có khả năng xuyên thấu vào tầng biên của da và tác động lên tế bào da. Điều này gây ra sự thay đổi trong cấu trúc của da, dẫn đến sự phát triển của các khối u.

Tia UV khiến da cháy nắng

Tia UVB có bước sóng ngắn hơn và có khả năng thâm nhập vào lớp da nông. Khi da tiếp xúc với tia UVB, các tế bào sẽ bị kích thích và sản xuất ra Melanin - một chất sắc tố màu nâu đen. Mục đích của việc sản xuất Melanin là bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, nhưng đôi khi sản lượng được sản xuất không đủ để bảo vệ da. Khi đó, tế bào da sẽ bị tổn thương, gây ra hiện tượng cháy nắng trên da.

Tia UV kích thích sản sinh melanin gây hiện tượng cháy nắng

Tia UV kích thích sản sinh melanin gây hiện tượng cháy nắng (Nguồn: Sưu tầm)

 

Tác hại của tia UV với da: Gây lão hoá

Tia UV có khả năng phá huỷ cấu trúc Collagen và elastin trong da, làm mất đi độ đàn hồi của da, từ đó, gây ra các nếp nhăn, đốm nâu và sạm da.

Thực chất, Collagen và Elastin là hai loại protein quan trọng trong da, giúp da mềm mại và đàn hồi. Khi da tiếp xúc với tia cực tím, các tế bào da sẽ bị tổn thương. Điều này dẫn đến sự suy giảm của Collagen và Elastin. Khi đó, da sẽ có xu hướng bị chùng nhão, xuất hiện các vết chân chim, nếp nhăn và đốm nâu.

Ngoài ra, tia cực tím cũng có thể kích thích sản xuất Melanin, gây ra sự sạm da và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về da như tăng sắc tố, nám da và tàn nhang.

Tác hại của tia UV với da: Gây lão hoá

Tia tử ngoại cũng gây ra các tình trạng lão hóa ở da (Nguồn: Sưu tầm)

 

Tia UV gây hại đến mắt và vùng da quanh mắt

Khi tiếp xúc với tia cực tím, các tế bào trong mắt có thể bị tổn thương. Nguyên nhân là vì tia UV có năng lượng cao nên có thể xuyên thấu vào các mô và tế bào tạo nên mắt, gây ra các vấn đề về thị lực như đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc, vàng nhũ tương và cận thị.

Vùng da quanh mắt cũng rất nhạy cảm và có ít mỡ dưới da hơn so với các khu vực khác. Điều này làm cho khu vực này dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với tia tử ngoại. Tia UV phá hủy Collagen và Elastin trong vùng da quanh mắt, gây ra các nếp nhăn, chùng nhão và sạm da. 

Tia UV khiến tổn thương hệ miễn dịch

Nếu tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại trong thời gian đủ dài, các tế bào của hệ miễn dịch có thể bị tổn thương và gây ra sự suy giảm hoạt động của những tế bào này. Điều này dẫn đến sự suy yếu của hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, làm mất đi khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Từ đó, cơ thể sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch, chẳng hạn như nhiễm trùng, bệnh lý về tế bào miễn dịch và ung thư.

Ngoài ra, tia UV cũng gây ra sự suy giảm của quá trình sản xuất vitamin D trong cơ thể. Đây là một loại vitamin quan trọng đối với sức khỏe của hệ miễn dịch. Việc suy giảm số lượng vitamin D khiến cho hoạt động của hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng trầm trọng.

Tia cực tím cũng khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Tia cực tím cũng khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu tiếp xúc đủ lâu (Nguồn: Sưu tầm)

 

Tia UV có tác dụng gì?

Bên cạnh những tác hại gây ra cho cơ thể, làn da, tia UV cũng mang lại những lợi ích sau:

  • - Kích hoạt Vitamin D: Tia UVB trong ánh sáng mặt trời có khả năng kích hoạt quá trình tổng hợp của vitamin D trong cơ thể. Vitamin D là một dạng vitamin quan trọng cho sức khỏe xương và răng, và nó cũng có vai trò trong chức năng miễn dịch.
  • - Khử khuẩn, tiệt trùng: Tia UVC có khả năng diệt khuẩn và kháng vi khuẩn nhờ tính năng khả năng phá hủy DNA và RNA của các loại sinh vật này. Do đó, loại tia UVC được ứng dụng rộng rãi trong công tác khử trùng, quá trình xử lý nước, làm sạch không khí, và trong một số quy trình y tế.
  • - Hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến: Tia UVB có tác dụng làm giảm triệu chứng vảy nến nhờ hạn chế sự phát triển của tế bào da và giảm viêm. Quá trình điều trị bằng tia UVB thường được thực hiện trong một phòng tắm ánh sáng hoặc bằng các thiết bị cầm tay. Thời gian và tần suất điều trị sẽ được điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng tia tử ngoại trong điều trị vảy nến cần được tiến hành dưới sự giám sát của một bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Tác dụng của tia UV

Lợi ích của tia UV (Nguồn: Sưu tầm)

 

Cách bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV

Tia UV gây ra nhiều tác hại cho làn da. Vì thế, bạn cần biết các cách bảo vệ da khỏi những tác động tiêu cực này để hạn chế những tổn thương không đáng có. Dưới đây là những giải pháp giúp bảo vệ làn da hữu hiệu mà bạn nên tham khảo áp dụng:

Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày

Việc thoa kem chống nắng mỗi ngày là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bảo vệ da tối ưu nhất. Các dòng kem chống nắng có SPF (Sun Protection Factor) ít nhất là 30 hoặc cao hơn là lựa chọn hợp lý. Bạn cũng nên ưu tiên chọn các dòng kem có khả năng bảo vệ khỏi cả tia UVA và UVB. Thoa đều kem trên toàn bộ bề mặt da trước khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khoảng 20 phút. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ hoặc sau khi bơi hoặc ra mồ hôi nhiều.

Kem chống nắng SPF50+ cho da thường và hỗn hợp Eucerin là sản phẩm được đánh giá cao trên thị trường mà bạn có thể tham khảo. Nhờ sở hữu công nghệ Spectral quang phổ rộng, sản phẩm giúp bảo vệ da tối ưu khỏi tia UV và ánh sáng xanh. Hơn thế nữa, trong bảng thành phần của sản phẩm cũng chứa Glycyrrhetinic Acid nên giúp hỗ trợ cơ chế bảo vệ và tái tạo ADN của da. Điều này giúp tạo lá chắn toàn diện cho làn da.

Kem chống nắng SPF50+ cho da thường và hỗn hợp Eucerin

Kem chống nắng SPF50+ cho da thường và hỗn hợp Eucerin (Nguồn: Sưu tầm)

 

Chú ý trang phục mỗi khi ra ngoài

Mỗi khi ra ngoài, bạn cần chú ý mặc áo dài, nón rộng và kính râm để che chắn làn da khỏi ánh sáng mặt trời. Bạn nên ưu tiên chọn quần áo có chất liệu dày, màu sáng và có khả năng chặn tia UV. Bởi những loại trang phục này giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn so với trang phục màu đậm, từ đó, làm giảm nhiệt độ và tác động của tia tử ngoại lên da. Nếu có thể, bạn cũng nên sử dụng ô dù để tạo bóng mát và giảm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Việc kết hợp ngăn chặn tác hại của tia tử ngoại từ bên ngoài và ngăn ngừa tổn thương từ bên trong nhờ chế độ ăn uống khoa học được khuyến khích thực hiện. Bạn nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm như dầu oliu, ớt chuông, cà chua, trà xanh, bông cải xanh, cá hồi… Bởi đây đều là những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin giúp giảm nguy cơ lão hóa, ung thư da hiệu quả. Bạn cũng đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Ăn uống khoa học để bảo vệ làn da từ bên trong

Ăn uống khoa học để bảo vệ làn da từ bên trong (Nguồn: Sưu tầm)

 

Dùng công cụ chống nắng cơ học

Ngoài lựa chọn trang phục chống nắng, bạn cũng có thể trang bị thêm các công cụ chống nắng cơ học để gia tăng hiệu quả bảo vệ da. Bạn nên chú ý bảo vệ vùng da mắt và giác mạc, võng mạc bằng cách sử dụng kính mát chống tia UV. Thực ra, độ tối của tròng kính không tỷ lệ thuận với khả năng chống tia UV của kính, mà chỉ giúp hạn chế chói lóa do ánh nắng. Vì thế, khi chọn kính, nên cân nhắc kính có tỷ lệ cắt tia UV cao.

Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời

Cố gắng tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều cũng là giải pháp bảo vệ da tối ưu. Đây là khoảng thời gian mà tia UVB - tia có khả năng gây cháy nám và ung thư da có cường độ mạnh nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc liên tục với những nguồn bức xạ nhân tạo như ánh sáng từ màn hình điện thoại, máy tính. Ngoài ra, việc sử dụng tấm phim cách nhiệt cho cửa kính phòng hay ô tô cũng được khuyến khích thực hiện.

Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian tia UV có cường độ mạnh

Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian tia UV có cường độ mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

 

Tia UV có thể gây hại đối với làn da nếu thời gian tiếp xúc đủ lâu. Vì thế, việc sử dụng các biện pháp bảo vệ khi ra ngoài cho da là điều cần thiết để ngăn chặn các tình trạng không mong muốn xảy ra. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm được các giải pháp chống nắng đơn giản, hữu hiệu. Đừng quên truy cập vào blog của Eucerin để khám phá thêm nhiều thông tin về những phương pháp chăm sóc da và làm đẹp khác.

 

Tìm đại lý bán lẻ